Giai đoạn Covid chứng kiến những con số tăng kỷ lục về số lượng trẻ em và trẻ vị thành niên thực hiện hành vi sexting hay bán nội dung khiêu dâm trên OnlyFans. Theo khảo sát, 43% trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 13 đang nói chuyện với người lạ trên mạng, với 1/3 trong số đó nói chuyện với người lạ mỗi ngày hoặc ít nhất một lần một tuần. Điều này cho thấy việc bảo vệ con trên mạng ngày càng trở nên cần thiết, cấp bách và thường xuyên hơn bao giờ hết.
CyberPurify mong rằng 8 lời khuyên cho cha mẹ bên dưới sẽ giúp bạn bảo đảm an toàn cho trẻ trên mạng đặc biệt trong mùa dịch COVID!
8 lời khuyên bảo đảm an toàn cho trẻ trên mạng trong mùa dịch COVID
Đừng trở nên lạc hậu!
- Bạn có biết rằng số lượng các hình ảnh/video nhạy cảm từ trẻ em và trẻ vị thành niên đặc biệt tăng cao trong giai đoạn COVID?
- Bạn có biết lý do đằng sau hiện tượng tiêu cực đó là gì không?
- Bạn có biết rằng rằng một khi con bạn gửi và chia sẻ những hình ảnh/video nhạy cảm này, nó sẽ tồn tại và lan truyền vĩnh viễn trên Internet?
Để bảo đảm an toàn cho trẻ trên mạng đặc biệt trong mùa dịch COVID phức tạp như hiện nay, bạn cần thường xuyên dạy và nhắc nhở con mình về những rủi ro, nguy hiểm tiềm tàng về mặt nội dung, tương tác và hành vi trên Internet. Để làm được điều đó, không có cách nào khác ngoài việc bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và thông tin về xu hướng của những rủi ro trên mạng, xu hướng của hành vi trẻ em và trẻ vị thành niên thay đổi ra sao khi thường xuyên ở nhà ngồi trước màn hình, v.v.
Đừng chỉ đặt giới hạn thời gian sử dụng màn hình, hãy hiểu những gì đang xảy ra trên màn hình đó
Hầu như mọi máy tính và điện thoại đều có công cụ đo thời gian sử dụng thiết bị của con bạn (Screentime) và có thể chặn truy cập vào một ứng dụng nào đó nếu đã hết thời gian sử dụng. Nhiều phụ huynh sai lầm ở chỗ thiết lập các tính năng này vào thiết bị của con là đủ, rằng việc thời gian con sử dụng được rút gọn và đảm bảo là quan trọng nhất nhưng thật chất, những gì đang diễn ra trên màn hình quan trọng hơn nhiều.
Trường hợp các phụ huynh chỉ quan tâm đến thời gian sử dụng thiết bị thường là những cha mẹ không hiểu nhiều về công nghệ. Nội dung hiển thị có 2 dạng: Nội dung con tiếp xúc một cách bị động (tình cờ tiếp xúc hoặc con tìm kiếm nội dung đó) và nội dung mà con đăng tải.
Đừng chủ quan
Một sai lầm thường thấy ở các phụ huynh là họ quá lạc quan, từ đó trở nên chủ quan và cho rằng con mình sẽ không bao giờ thực hiện các hành vi nguy hiểm. Bạn KHÔNG THỂ BIẾT CHẮC ĐƯỢC điều gì cả, đặc biệt khi bộ não của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, trẻ rất dễ bị tác động cũng như khó khó phân biệt được các hậu quả bởi áp lực từ bạn bè, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, cũng như từ các xu hướng trên TikTok hay nói chung là các nội dung không lành mạnh khác trên mạng!
Một ví dụ về thử thách nguy hiểm trên TikTok. Nguồn: jasonderulo via TikTok
Một lợi ích quan trọng khác khi liên tục cập nhật thông tin và kiến thức là bạn có thể nhận ra kịp thời những điều mà bạn (và nhiều phụ huynh khác) thường cho là đúng nhưng thực tế lại không chính xác và không có cơ sở. Bạn có thể tham gia vào các nhóm, diễn đàn cha mẹ để gặp gỡ các bậc cha mẹ khác và biết cách họ chia sẻ những vấn đề nhạy cảm với con cái cũng như các mẹo nuôi dạy con cái khác.
Xây dựng mối quan hệ tin cậy
Trò chuyện vừa là nền tảng vừa là chất xúc tác xây dựng mối quan hệ ý nghĩa và thân thiết giữa cha mẹ và con cái. Trò chuyện được xem là một trong những cách tốt nhất để con tự nhận thức và chủ động tránh xa khỏi những hiểm hoạ trên Internet.
Vì vậy bạn cần thường xuyên chia sẻ, trò chuyện với con về những vấn nạn trên Internet như sexting, bắt nạt trực tuyến, chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội, sử dụng chất gây nghiện, v.v. để con hiểu được và chủ động bảo vệ bản thân khỏi những rắc rối này.
Hãy xem đây là cuộc trò chuyện thân mật, không phải buổi giảng dạy hoặc diễn thuyết vì những nội dung này con bạn đã tiếp cận quá nhiều trên trường học. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng môi trường giao tiếp thân mật và cởi mở nơi con có thể tin tưởng bạn và chia sẻ với bạn từ những vấn đề con gặp phải trên trực tuyến đến những vấn đề nhạy cảm nhất.
Trao quyền cho con bạn – bất cứ khi nào có thể, hãy giúp con đưa ra những quyết định sáng suốt cho chính mình, thay vì liên tục bảo con phải làm gì.
Chủ động áp dụng công nghệ phù hợp
Bạn nên sử dụng các công cụ có sẵn để thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên thiết bị của con bạn để lọc nội dung có hại, giới hạn việc sử dụng thiết bị hoặc một số các tính năng khác cho trẻ em như không cho mua hàng trong ứng dụng. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên Macbook
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Google Chrome
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Safari
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Youtube
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Microsoft Edge
Tuy nhiên, với tốc độ lan truyền của nội dung độc hại (đặc biệt là porn) tính theo từng giây, từng phút, những tính năng có sẵn của các thiết bị và nền tảng hoàn toàn chưa đủ.
Vì vậy để đảm bảo môi trường mạng của con bạn được an toàn và lành mạnh hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet, bao gồm:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
- Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech
Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con bạn tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quyền riêng tư của con.
Chủ động luôn là đặc tính vốn có của các bậc cha mẹ hiện đại. Để bảo vệ con tốt hơn nữa khỏi mọi trang web khiêu dâm, bạo lực, giết người, dù con dùng bất kì thiết bị kết nối Internet nào, bạn nên đặt trước Wifi Device, trở thành các bậc phụ huynh đầu tiên sở hữu giải pháp 24/7 bảo vệ con bạn khỏi các trang web độc hại.
Giúp con phát triển các kỹ năng mềm trong thời đại số
Xây dựng thói quen tốt và giúp con bạn phát triển trí tuệ kỹ thuật số trên Internet – thế giới ảo cũng không hề kém phần quan trọng với thế giới thực ngoài kia. Một số kỹ năng kỹ thuật số khi sử dụng Internet mà con bạn cần phải có:
- Dấu chân kỹ thuật số (Digital Footprint): là một dấu vết dữ liệu con bạn tạo ra trong khi sử dụng Internet. Một khi con bạn có bất kì hoạt động nào trên mạng, nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trực tuyến và nằm ngoài tầm kiểm soát của con bạn cho dù con bạn có tải lên và xoá nó ngay sau đó. Điều này vô cùng quan trọng trong việc dạy con không được gửi hay chia sẻ bất kì hình ảnh/video nhạy cảm nào của bản thân.
-
Trí tuệ cảm xúc (Digital emotional intelligence): Khả năng con bạn đồng cảm và xây dựng mối quan hệ tốt với những người khác trên mạng.
-
Giao tiếp kỹ thuật số (Digital communication): Kỹ năng giao tiếp và cộng tác với những người khác bằng cách sử dụng các công nghệ và phương tiện kỹ thuật số. Con bạn cần biết cách giao tiếp và diễn đạt ý nghĩ của mình với người đối diện qua Internet làm sao cho hiệu quả như khi con giao tiếp trực tiếp.
Cùng con tham gia các hoạt động trực tuyến
Biết các ứng dụng, trò chơi và trang web mà con bạn đang sử dụng sẽ giúp bạn đảm bảo rằng chúng phù hợp với lứa tuổi của con. Bạn cũng nên tìm hiểu cách hạn chế các chức năng nhắn tin hoặc trò chuyện trực tuyến và chia sẻ vị trí trong ứng dụng hoặc trò chơi, vì những chức năng này có thể khiến con bạn bị kẻ xấu tiếp cận hoặc rủi ro con bạn vô tình tiết lộ vị trí cho kẻ xấu.
Bên cạnh đó, điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì con đang làm và lý do tại sao con thích ứng dụng này, trò chơi hoặc trang web này, cũng như mang đến cơ hội hay ho để bắt đầu các cuộc trò chuyện về an toàn trực tuyến.
Bạn nên thường xuyên cùng con kiểm tra cài đặt quyền riêng tư trên các trò chơi và ứng dụng mà con đang sử dụng và đảm bảo rằng tài khoản của con được bật ở quyền riêng tư nghiêm ngặt nhất.
Không giám sát con trên mạng
Việc Internet ngày càng có nhiều rủi ro về an toàn, cha mẹ bắt đầu lo lắng hơn về tác hại của chúng đến con mình và từ đó, khi có nhu cầu, nguồn cung xuất hiện với hàng loạt những công cụ tạo điều kiện cho cha mẹ theo dõi mọi hành động của con mình trên Internet.
Lằn ranh giới giữa việc bảo vệ và xâm phạm quyền riêng tư của con rất mỏng manh và để thoả mãn sự lo sợ của mình, nhiều cha mẹ đã phải trả những cái giá rất đắt. Khi bạn liên tục xem laptop, điện thoại của con, đọc tin nhắn/cuộc gọi của con, theo dõi từng hoạt động của con trên mạng xã hội, bạn đang:
- Không tôn trọng quyền riêng tư của con:
Mục tiêu của việc nuôi dạy con là tạo ra một con người trưởng thành, khoẻ mạnh, và tự chủ. Theo Nancy Darling, nhà tâm lý học tại Đại học Oberlin, quá trình phát triển tính tự chủ lành mạnh bắt đầu ngay từ khi con bạn vừa mới chào đời. Quyền riêng tư là một phần quan trọng để phát triển khả năng tự chủ đó. Quyền riêng tư không chỉ quan trọng đối với thanh thiếu niên. Đó là nhiệm vụ của họ.
Để trưởng thành và lớn lên, trẻ vị thành niên sẽ tự cá nhân hóa, thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Một cách rất rõ ràng mà con bạn làm đó là nhu cầu về không gian riêng tư. Khi không gian riêng tư về vật lý đã bị bo hẹp do thường xuyên phải ở nhà, con bạn sẽ như thế nào nếu không gian riêng tư của con cũng bị kiểm soát không ngừng?
- Phá huỷ mối quan hệ với con
Nhiều cha mẹ tuy không tin nhưng sự thật là hầu hết trẻ em hiểu biết về công nghệ hơn cha mẹ. Chỉ một vài cú click tìm kiếm trên mạng hoặc qua bạn bè, con bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra các ứng dụng bạn sử dụng để theo dõi con, hãy nghĩ xem khi đó con bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bất ngờ, thất vọng và tức giận, một số đứa trẻ thậm chí căm ghét cả cha mẹ mình.
-
Khiến con bạn càng trở nên bí mật
Khi con cảm thấy mình luôn bị giám sát, con sẽ càng tìm cách thoát ra và do đó, con trở nên bí mật hơn. Khi con không tin tưởng và không chia sẻ với bạn bất kì điều gì nữa, lúc này con bạn mới có khả năng cao ảnh hưởng bởi những tác hại của Internet hơn bất kì đứa trẻ nào.
Theo nghiên cứu về việc khảo sát những đứa trẻ về việc liệu cha mẹ chúng có tôn trọng quyền riêng tư của chúng hay không. Kết quả là một năm sau, những đứa trẻ của những bậc cha mẹ hay giám sát con báo cáo về những hành vi bí mật hơn và cha mẹ của chúng cho biết họ biết ít hơn về các hoạt động, bạn bè và nơi ở của đứa trẻ so với những cha mẹ khác.
Điều này có nghĩa là có tỉ lệ thuận giữa mức độ bí mật với những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con.
Có thể bạn sẽ thích đọc về:
—