7 dấu hiệu cho thấy con bạn có đang chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội

dấu hiệu của việc chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội

Khi con bắt đầu đủ tuổi sử dụng mạng xã hội (từ 13 tuổi trở lên), chúng bắt đầu bước vào một thế giới ảo hoàn toàn mới. Mạng xã hội với bản chất hoạt động dựa trên sự kết nối và kể chuyện từ người dùng, sẽ làm mọi cách để người cùng đăng tải, chia sẻ nhiều hơn để duy trì mạng lưới này rộng và kết nối hơn. Điều này sẽ không tránh khỏi việc con bạn sẽ đăng hơn 10 tấm hình một ngày.

Việc chia sẻ quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến người khác, đến sự phát triển về mặt tâm lý của con mà còn mang rủi ro lộ thông tin và bị lợi dụng bởi kẻ xấu. Vì vậy, hãy cùng nhìn lại, liệu con bạn có đang chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội?

Thế nào là chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội?

Là khi con bạn chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân cho bạn bè hoặc người lạ. Điều này xảy ra cả ở ngoài đời và trực tuyến đặc biệt là trên mạng xã hội khi chúng tạo điều kiện cho con bạn thể hiện bản thân chưa bao giờ dễ dàng đến vậy.

Một số dấu hiệu cho thấy con bạn đang chia sẻ quá nhiều:

  • Check-in mọi lúc mọi nơi mà con đến.
  • Đăng thông tin chi tiết về các mối quan hệ cá nhân như gia đình, bạn bè, tình yêu, v.v.
  • Xem Facebook, Twitter, Instagram, Tumblr, etc như một cách để con trút bỏ hết mọi cảm xúc.
  • Đăng ảnh hoặc video về những thứ riêng tư của mình
  • Con thường xuyên đăng ảnh/video các bữa ăn, đi cafe.
  • Đăng về bất cứ điều gì con bạn đang làm tại một thời điểm nhất định, nhiều lần trong ngày.
  • Con bạn chia sẻ công khai quá nhiều thông tin cá nhân như ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, v.v. và ảnh của con.

chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội

Lý giải hành vi chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội

Mạng xã hội khuyến khích điều đó

Vì mạng xã hội hoạt động dưới dạng mạng lưới và các kết nối, do đó, nó cần sự tương tác và hoạt động của nhiều cá nhân để xây dựng một mạng lưới nội dung dày đặt, níu giữ người dùng ở lại lâu hơn.

Hơn nữa, những tính năng của màn xã hội “mời gọi” người dùng chia sẻ mọi thứ về cuộc sống cá nhân của họ. Việc check-in nơi đến, cập nhật trạng thái, đăng tải hình ảnh/video, sự kiện nào đó dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ với một nút bấm.

Thật không may, điều này có thể dẫn đến cảm giác lo lắng, sợ bị bỏ lỡ được gọi là FOMO. Người mắc hội chứng này thường bị ám ảnh bởi cảm giác sợ bị bỏ lỡ, đánh mất điều gì đó mà những người xung quanh sẽ đạt được.

Hãy thử xem, biết đâu bạn sẽ thấy có ích:

  Phụ huynh cần chú ý 4 tác hại của Tumblr có thể gây hại cho thanh thiếu niên sau!

  Snapchat là gì? Làm sao để giữ an toàn cho con trên Snapchat?

Để giải tỏa cảm xúc và căng thẳng

Khi con bạn bức xúc, phẫn nội ở trường lớp hoặc với bạn vì lý do nào đó và chúng không giải toả được, con bạn rất có thể, như chúng ta đều đã từng thấy ở hầu hết các trẻ em và trẻ tuổi dậy thì, thể hiện sự giận dữ trên Facebook bằng những ngôn ngữ có khi không phù hợp.

Vì mạng xã hội mang lại cho mọi người tiếng nói và một nền tảng để thể hiện nó, nó có thể cám dỗ và khiến con bạn thể hiện cảm xúc quá nhiều và không kiểm soát. Và dần tạo thói quen phụ thuộc vào mạng xã hội để giải toả căng thẳng.

Thu hút sự chú ý từ người khác

Hồ sơ trên mạng xã hội có thể tạo ấn tượng cho con bạn rằng cuộc sống của người khác tốt hơn chúng rất nhiều. Con bạn có thể xem ảnh kỳ nghỉ hay những cuộc vui chơi của bạn bè đồng trang lứa, sau đó tự hỏi bản thân tại sao cuộc sống của mình lại tẻ nhạt đến vậy.

Điều này có thể khiến con bất an về cuộc sống của chính mình. Vì vậy, con sẽ cố gắng chia sẻ những “điểm nổi bật” của bản thân bất cứ khi nào có thể để trông “thú vị” và “ngầu” trong mắt người khác. Một trong những biểu hiện phổ biến của hành vi này là sexting – gửi và chia sẻ ảnh nhạy cảm của bản thân và tham gia vào các xu hướng nguy hiểm trên TikTok.

chia sẻ quá nhiều - thu hút sự chú ý trên mạng xã hội

Bên cạnh đó, lượt thích, bình luận, lượt chia sẻ và sự chú ý nho nhỏ có thể mang lại cho con bạn cảm giác nổi tiếng và bị cám dỗ bởi điều đó. Điều này có thể dẫn đến việc mong muốn đăng những thứ quá lố và không cần thiết để duy trì sự nổi tiếng của mình.

Nhắc nhở con thế nào về việc chia sẻ quá nhiều?

Để ý đến những đối tượng có thể thấy bài đăng

Cho con biết rằng con chỉ nên đăng những nội dung mà con thấy thoải mái khi người khác (có khi không phải là bạn bè của con) cũng nhìn thấy những nội dung đó. Khuyến khích con sử dụng từ ngữ phù hợp trên mạng khi đăng tải, bình luận vì không chỉ có bạn bè mà là
giáo viên và cảnh sát sẽ có thể thấy những nội dung mà con chia sẻ trên mạng.

Những gì cần hạn chế chia sẻ

Giúp con hiểu những thông tin nào nên được bảo mật và lý do tại sao nên bảo mật thông tin cá nhân về gia đình như địa chỉ nhà, tài khoản ngân hàng, v.v. Bên cạnh đó, rất nhiều trẻ tiền thiếu niên và thiếu niên gửi những tin nhắn/hình ảnh/video về cơ thể mình cho bạn bè vì sợ mình không “cool” nếu không làm vậy cũng như mong muốn nhận lời tán dương từ người khác.

Tình hình càng tệ hơn khi trẻ liên tục phải ở nhà trong giai đoạn giãn cách xã hội, việc này khiến trẻ em dễ cảm thấy chán nản và bị thôi thúc muốn làm điều gì đó mới mẻ hơn, dẫn đến có rất nhiều trẻ quan niệm sexting là một trong những hành vi “thú vị” để làm trong mùa dịch. Theo báo cáo, có một sự gia tăng đến gần 98% số lượng báo cáo dụ dỗ trực tuyến trẻ em năm 2020 so với năm 2019.

chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội là gì

Điều này rất nguy hiểm vì những hình ảnh này hoàn toàn có thể được lưu giữ và lan truyền khắp nơi trên Internet, tồn tại mãi mãi trên thế giới ảo và không có cách nào để xóa nó đi. Ngoài ra, con bạn rất có thể bị lợi dụng để tống tiền, trả thù sau này.

Sự tồn tại vĩnh viễn của những gì đã đăng tải

Nhắc con rằng một khi con đã đăng tải bất cứ điều gì trên Internet, hình ảnh/câu chữ/video đó sẽ không rút lại được. Ngay cả khi con xóa thông tin tên trang cá nhân, thông tin cũ vẫn có thể được lưu trên thiết bị của người khác (thông qua việc chụp màn hình chẳng hạn) và có thể lan truyền trên mạng sau này.

Cẩn thận khi chat nhóm

Đảm bảo trước khi quyết định gửi tin nhắn cho nhiều người, con cân nhắc kĩ càng rằng ai cần và nên xem tin nhắn của mình, từ đó, chọn lọc lại nội dung cần gửi. 

Tấn công tình dục qua mạng

Giáo dục cho con hiểu về thế nào là tấn công/dụ dỗ tình dục qua mạng và hậu quả cả đời của nó lên con. Những thanh thiếu niên không nói chuyện về tình dục với người lạ trên mạng ít có khả năng tiếp xúc với những kẻ tấn công tình dục. Cho con biết rằng con không nên ngần ngại block người lạ trên mạng, và nên tin tưởng vào giác quan của mình khi cảm thấy có điều gì không ổn.

Tuy nhiên, những biểu hiện đầu tiên của trường hợp dụ dỗ tình dục qua mạng là kẻ tấn công sẽ gửi hình ảnh khoả thân, khiêu dâm để thu hút sự chú ý của con bạn. Đừng quên rằng con bạn đang ở lứa tuổi dậy thì sẽ rất tò mò về những điều này. Bạn cần chủ động bảo vệ con khỏi mầm mống đầu tiên bằng cách sử dụng phần mềm lọc nội dung trực tuyến để chặn nội dung khiêu dâm tiếp cận con, đảm bảo môi trường Internet lành mạnh cho con.

Có thể bạn cũng sẽ thích những nội dung này:

  Khiêu dâm trẻ em là gì và tại sao cha mẹ phải cẩn thận?

  11 thuật ngữ về giới tính cha mẹ phải biết khi giáo dục trẻ vị thành niên

  Con nghiện xem phim khiêu dâm - Hành động ngay trước khi quá trễ