Tiktok được đánh giá là có khả năng gây nghiện và có rất nhiều nội dung độc hại đang tràn lan ảnh hưởng đến trẻ em sâu sắc. Đây cũng là một trong những lí do khiến TikTok bị cấm tại nhiều quốc gia.
Tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn để con xem TikTok mỗi ngày để đổi lại việc con ăn ngoan hay làm việc nhà giúp cha mẹ. Điều đó thật sự nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Để tìm hiểu rõ hơn về những nguy cơ mà con mình có thể đối mặt hằng ngày trên TikTok. Trước tiên, cha mẹ hãy đọc kỹ bài viết “7 tác hại của TikTok đối với trẻ em” sẽ cho phụ huynh hiểu rõ hơn về những mối nguy hiểm tiềm ẩn này.
6 tác hại của TikTok đối với trẻ em
Trẻ em có thể xem mọi thứ trên TikTok
Không giống như chức năng giới hạn độ tuổi của YouTube, TikTok không yêu cầu người dùng đăng nhập để xem các nội dung trên đó. Nói cách khác, bất kỳ ai có liên kết đến video đều có thể truy cập được.
Tệ hơn, TikTok không có cơ chế gắn nhãn nội dung theo độ tuổi, điều này cực kì có hại cho trẻ em. Do đó, họ không chặn quyền truy cập và điều này khiến các con vô tình tiếp cận với nội dung người lớn.
Như vậy thì theo cha mẹ, TikTok có an toàn không?
Tác hại của TikTok: Nội dung độc hại
Hầu hết cha mẹ đều biết rằng trẻ rất thích cover lại một bài hát hoặc bắt chước một điệu nhảy thịnh hành nào đó trên TikTok, nhưng cha mẹ có biết con họ đang nhảy và hát theo lời bài hát có nội dung phản cảm, phân biệt chủng tộc, chửi thề và những từ ngữ khủng khiếp khác không?
Một ví dụ điển hình là trang TikTok của Q.T. với hơn nửa triệu người theo dõi với gần chục triệu lượt thích, hầu hết là những clip nhún nhảy của cô nàng này, khoe khéo các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể mình… để rao bán đồ lót, mỹ phẩm, giấm táo giảm cân…
Vì TikTok không kiểm duyệt lời bài hát và ai cũng có thể đăng video lên đó, con hoàn toàn có khả năng rất cao sẽ bắt gặp những lời nói tục tĩu không phù hợp với lứa tuổi của mình.
Tác hại của mạng xã hội TikTok: Bị tấn công tình dục!
Việc sử dụng TikTok thường xuyên có thể khiến con bị lừa đảo và bị theo dõi bởi những kẻ xấu (đặc biệt là những kẻ tấn công tình dục). Con số này thậm chí còn cao hơn đối với những đứa trẻ thường xuyên chia sẻ cuộc sống trên mạng xã hội.
Những kẻ tấn công tình dục đó có thể giả làm bạn bè, sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để lấy lòng tin của trẻ em, sau đó lôi kéo các bé vào các cuộc trò chuyện tình dục hoặc thậm chí yêu cầu trẻ gửi những bức ảnh khiêu dâm.
Hơn thế nữa, bọn chúng cũng có thể gửi các liên kết chứa nội dung khiêu dâm hoặc phần mềm vi rút xâm nhập vào thiết bị của trẻ.
Bạo lực trực tuyến
Trên TikTok, số lượng bình luận mang tính thù hận, ác ý, gây tổn thương cho người khác nhiều vô kể. Theo quan sát của CyberPurify, những từ ngữ và cụm từ độc hại này xuất hiện trên TikTok nhiều hơn bất kỳ mạng xã hội nào khác.
Cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm vì bắt nạt trên mạng sẽ để lại những tác động sâu sắc tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân. Trầm cảm, lo lắng, tức giận, tự cô lập, và tệ hơn là tự cướp đi mạng sống của mình. Đây chính là tác hại của mạng xã hội đối với học sinh!
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những thanh thiếu niên dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội thường có khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm và có hành vi tự sát.
Tác hại của TikTok: Những thử thách nguy hiểm chết người
Tác hại của mạng xã hội TikTok còn nằm những thử thách nguy hiểm được chia sẻ tràn lan. Cha mẹ có thể đọc thêm về các thử thách TikTok nguy hiểm tại đây:
Dữ liệu bị thu thập rất nhiều
Có thể cha mẹ đã biết TikTok thu thập lượng lớn dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên, TikTok không chỉ thu thập thông tin bằng cách theo dõi các loại nội dung trẻ thích và chia sẻ trên ứng dụng.
Trong chính sách bảo mật, TikTok tuyên bố rằng ứng dụng thu thập “thông tin cung cấp trong ngữ cảnh soạn, gửi hoặc nhận tin nhắn”. Sử dụng từ “soạn” tin nhắn, TikTok không chỉ đối chiếu dữ liệu và tin nhắn người dùng chia sẻ thông qua ứng dụng mà còn đối chiếu với nội dung được tạo hoặc viết nhưng chưa đăng hoặc chia sẻ.
Rối loạn ăn uống
Những video với nội dung “Tôi ăn gì trong một ngày” với các bé gái có thân hình mảnh mai và những bình luận ủng hộ thói quen ăn uống đó, v.v sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ về cơ thể của mình.
Khi con xem nội dung này thường xuyên, TikTok sẽ đề xuất nội dung tương tự, ví dụ như video về thực phẩm ít calo, cách giảm cân trong 1 tuần nhưng không cần tập thể dục và thậm chí là video về rối loạn ăn uống.
Từ đó, nguy cơ trẻ sẽ so sánh cơ thể của mình với người khác ngày càng tăng, khiến con tự ti hoặc ép mình vào một chế độ ăn kiêng cực đoan, không lành mạnh.
Tác hại của mạng xã hội TikTok chính là quảng bá và ca ngợi thói quen ăn uống nguy hiểm và cực đoan. Câu hỏi “TikTok có an toàn không?” không còn quá khó để trả lời!
Làm cách nào để giữ an toàn cho trẻ trên TikTok?
Cha mẹ không thể để con tùy ý xem và đăng bài trên TikTok, nhưng cũng không thể cấm đoán con mình sử dụng TikTok, điều này sẽ hạn chế các con kết nối với bạn bè, hoặc kiềm hãm khả năng sáng tạo.
Vậy, làm thế nào để giữ an toàn cho trẻ trên TikTok?
Đến đây, cha mẹ đã hiểu rõ những tác hại TikTok có thể gây ra với con mình. Để xác định TikTok có an toàn không, cha mẹ hãy nhắc kỹ lưỡng các điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Nếu nhận thấy TikTok mang lại nhiều rủi ro hơn lợi ích, CyberPurify khuyên các bậc phụ huynh không nên cho trẻ sử dụng TikTok.
Tuy nhiên, như đã đề cập, phụ huynh không thể yêu cầu con ngừng chơi TikTok. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể sử dụng CyberPurify Egg để hạn chế TikTok trong giờ học, hoặc chặn việc truy cập TikTok khỏi các thiết bị Internet trong nhà.
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ:
- Dùng công cụ lọc nội dung: Các chuyên gia cho biết trẻ em dưới 8 tuổi dành 65% thời gian trên Internet. Vì vậy, cha mẹ nên sử dụng thêm các công cụ chặn lọc nội dung trực tuyến miễn phí để ẩn 15 loại nội dung độc hại trên Internet (bao gồm khiêu dâm, giết người, khủng bố, ma quái, v.v. khiến con sợ hãi)
Nếu như phụ huynh đã từng phải trải qua việc:
- Ngao ngán khi con vừa về đến nhà sau buổi học là cắm mặt ngay vào iPad, hỏi gì cũng trả lời qua loa, không thèm ngó ngàng gì đến cha mẹ?
- Căng thẳng khi suốt ngày phải canh giờ và liên tục nhắc con làm bài tập, phụ việc nhà?
- Mệt mỏi khi con cứ kỳ kèo “5 phút nữa” nhưng lần nào cũng kéo dài đến hơn nửa tiếng?
Đã đến lúc “cuộc chiến” này phải chấm dứt! Với CyberPurify Egg, khi đến giờ học, mọi truy cập vào game, mạng xã hội, xem phim đều sẽ tự động chặn trên mọi thiết bị mà con sử dụng, vì vậy mà cha mẹ có thể yên tâm khi con tập trung hơn khi làm bài tập, bớt phụ thuộc vào thiết bị điện tử hơn và từ đó lối sống của con cũng trở nên lành mạnh hơn.
Hãy là một trong những phụ huynh đầu tiên sở hữu CyberPurify Egg tại đây nhé!
- Dạy trẻ kỹ năng mềm khi sử dụng Internet: Việc dạy cách ứng xử và bảo vệ bản thân là vô cùng quan trọng không chỉ trong thế giới thực mà còn trên thế giới ảo, nơi cha mẹ và con tương tác hàng ngày.
- Dạy con về dấu chân kỹ thuật số: Những gì con gửi hoặc đăng sẽ tồn tại vĩnh viễn trên Internet, do đó, trẻ có nguy cơ rất cao bị ảnh hưởng bởi tác hại của TikTok như tấn công tình dục, tống tiền.
- Để ý các dấu hiệu bất thường: thức quá khuya, tránh xa mọi người trong gia đình, đột ngột ngưng sử dụng mạng xã hội, tự ti, im lặng,… có thể là dấu hiệu trẻ đã bị tấn công tình dục trên mạng hoặc đã trở thành nạn nhân của bắt nạt trực tuyến.
- Làm quen với mạng xã hội: Đừng thụ động, hãy tích cực cập nhật và tìm hiểu các nền tảng phổ biến với giới trẻ. Qua đó, cha mẹ có thể biết rõ hơn những tác hại của mạng xã hội đối với học sinh.
- Liên tục trò chuyện với con về những điều phù hợp và không phù hợp trên mạng và tác hại của TikTok. Phụ huynh cần khuyên nhủ con hãy tâm sự với mình nếu con thấy nội dung độc hại trên mạng xã hội.
Sau khi tìm hiểu về tác hại của TikTok, cha mẹ có thể sẽ quan tâm đến những nội dung sau: