Home Threats & Safety Dấu hiệu nguy hiểm bạn cần biết về nhận biết hành vi...

Dấu hiệu nguy hiểm bạn cần biết về nhận biết hành vi dụ dỗ trẻ em qua mạng xã hội

người đàn ông nguy hiểm nhất TikTok

Theo Trung tâm quốc gia về trẻ em mất tích và bị bóc lột (NCMEC), số lượng báo cáo hàng năm cho CyberTipline đã tăng nhanh chóng từ dưới 10,000 vào năm 1999, lên hơn nửa triệu vào năm 2013, lên hơn 1,000,000 vào năm 2014; và lên hơn 16 triệu chỉ vào năm 2019.

Trong khi số lượng báo cáo đã tăng lên ở mức gần như không thể tưởng tượng được trong những năm gần đây, hành vi dụ dỗ trẻ em qua mạng xã hội cũng cho thấy sự gia tăng đột biến đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid.

Như vậy, hành vi dụ dỗ trẻ qua mạng thường xảy ra ở nền tảng nào? Đối tượng nào dễ bị tác động nhất? Dấu hiệu nhận biết hành vi dụ dỗ trẻ em qua mạng xã hội của các kẻ phạm tội là gì? Và cách phòng chống xâm hại trẻ em là gì? Bài viết này sẽ giúp cha mẹ trả lời câu hỏi ấy!

Hành vi dụ dỗ trẻ em qua mạng xã hội là gì?

Hành vi dụ dỗ trẻ em qua mạng xã hội xảy ra khi một người nào đó sử dụng các động cơ và chiến thuật khác nhau nhằm lôi kéo và dụ dỗ trẻ em trực tuyến.

Thông thường, hành vi lôi kéo trực tuyến trẻ em gồm:

  • Dụ dỗ trẻ chụp và chia sẻ hình ảnh khiêu dâm của chính mình
  • Dụ dỗ trẻ gặp mặt trực tiếp vì mục đích tình dục, hoặc
  • Lôi kéo trẻ tham gia vào một cuộc trò chuyện tình dục hoặc chơi trò đóng vai, hoặc
  • Kẻ dụ dỗ sử dụng hình ảnh/video nhạy cảm mà trẻ gửi để bán hoặc trao đổi với người khác.

Hành vi này có thể xảy ra với một loạt nạn nhân cùng một lúc và trên tất cả các nền tảng mạng xã hội.

Keep Children Safe from Online Sexual Exploitation

Chân dung kẻ dụ dỗ trẻ em qua mạng

Trong số gần 6,000 kẻ dụ dỗ trẻ em qua mạng có tên trong báo cáo của NCMEC, có đến hơn 80% là nam giới. Mặc dù NCMEC chưa thể tính được độ tuổi trung bình của kẻ phạm tội, nhưng một số báo cáo chỉ ra rằng kẻ phạm tội thường ở độ tuổi thanh thiếu niên và ở độ tuổi cuối tuổi trưởng thành, một số thậm chí ở độ tuổi cuối 70.

Trong tổng số những kẻ phạm tội, 98% không quen biết với trẻ em trong cuộc sống thực và chỉ có 2% có khả năng biết đến. Bên cạnh đó, trong số những kẻ phạm tội có quen biết trẻ em, hơn một nửa là thành viên gia đình và hơn một nửa được xác định là nam giới.

Những người phạm tội có quen biết đến trẻ phổ biến nhất là cha mẹ ruột/cha mẹ kế (57%) hoặc anh chị em ruột (37%); các mối quan hệ gia đình xa hơn như cô, chú, anh chị em họ thì khá hiếm.

Gần 80% nạn nhân trẻ em được báo cáo là trẻ em gái

Các nạn nhân trẻ em thường nằm trong độ tuổi từ 1 – 17, với độ tuổi trung bình là 15. 

Ngoài ra, trước hoặc tại thời điểm xảy ra tình huống dụ dỗ trực tuyến, các nạn nhân là trẻ em thường gặp một số vấn đề nhất định như tiền sử sức khỏe tâm thần, rối loạn phát triển, đã từng nói chuyện với người lớn trực tuyến hoặc đã từng bán nội dung khiêu dâm trực tuyến, tiền sử bỏ trốn hoặc một số loại tiền sử bị lạm dụng bởi gia đình.

Mục tiêu của kẻ dụ dỗ trẻ em qua mạng là gì?

Thông thường nhất, những kẻ phạm tội mong muốn:

  • Nhận những hình ảnh nhạy cảm và khiêu dâm của trẻ em (60%)

  • Gặp trực tiếp và quan hệ tình dục với trẻ em (32%)

  • Tham gia trò chuyện tình dục/đóng vai với trẻ em trên mạng (8%)

  • Để đạt được một số mục tiêu về tài chính (2%), có thể là sử dụng nội dung nhạy cảm của trẻ để bán cho người khác.

Ngoài ra, còn có các mục tiêu khác, ít phổ biến hơn chẳng hạn như việc cố gắng sử dụng trẻ em cho mục đích buôn bán tình dục, dù trực tiếp hay trực tuyến; muốn trả thù trẻ em bằng cách phân phối nội dung nhạy cảm của trẻ cho người khác, v.v. 

Bằng đó những số liệu, có thể thấy những hậu quả nghiêm trọng của việc dụ dỗ trẻ em qua mạng nói riêng hay tác hại của mạng xã hội nói chung!

Có thể bạn sẽ thích đọc về:

Kẻ dụ dỗ thường sử dụng những nền tảng gì?

Những kẻ phạm tội có xu hướng tiếp cận trẻ em trên các mạng xã hội hoặc các trang web trò chuyện, nơi họ có thể dễ dàng gặp và dụ dỗ trẻ em trực tuyến.

Ngoài ra, họ không sử dụng các nền tảng này xuyên suốt quá trình trò chuyện với trẻ vì còn tuỳ thuộc vào mục tiêu tiếp theo của kẻ dụ dỗ.

Nếu mục tiêu chính của chúng là có được những hình ảnh khiêu dâm của trẻ em, chúng thường cố gắng chuyển sang các nền tảng khác mà chúng có rủi ro ít bị phát hiện hơn, chẳng hạn như ứng dụng nhắn tin ẩn danh, trang web hoặc ứng dụng nhắn tin văn bản hoặc livestream.

Tương tự, khi cuộc trò chuyện/nhập vai liên quan đến tình dục là mục tiêu, những kẻ phạm tội thường chuyển các cuộc trò chuyện sang các loại trang web tương tự (ngoại trừ livestream) để dễ liên lạc và giữ mình ẩn danh.

how to protect your child from online predators

Và nếu quan hệ tình dục ngoài đời thật là mục tiêu chính, những kẻ phạm tội có xu hướng chuyển sang sử dụng điện thoại hoặc ứng dụng livestream với mục tiêu lấy được số điện thoại của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết hành vi dụ dỗ trẻ em qua mạng xã hội

Báo cáo của NCMEC đã tổng hợp các cách thức mà những kẻ tấn công tình dục thường nhắm đến trẻ em:

  • Lôi kéo/Thu hút trẻ em tham gia vào các cuộc trò chuyện liên quan đến tình dục hoặc đóng vai nhân vật liên quan đến tình dục
  • Yêu cầu trẻ chụp và gửi hình ảnh/video nhạy cảm của chính mình
  • Phát triển mối quan hệ tích cực với trẻ thông qua việc khen ngợi bề ngoài, cơ thể của trẻ, cùng thảo luận về điểm chung, sở thích của cả hai hoặc có những hành động cho thấy sự quan tâm/đồng cảm, “thích” và nhận xét về các bài đăng trên mạng xã hội của trẻ, v.v.
  • Những kẻ tấn công tình dục tự gửi các hình ảnh khiêu dâm của chính mình cho trẻ mà không báo trước
  • Giả vờ là nhỏ tuổi hơn trẻ, có thể bằng cách nói dối và đôi khi là thông qua việc khai man khi đăng ký tài khoản trực tuyến
  • Yêu cầu trẻ em trao đổi hình ảnh qua lại
  • Dụ dỗ trẻ thứ gì đó (ngoài hình ảnh) để đổi lấy việc hoàn thành mục tiêu của họ chẳng hạn như tiền, thẻ quà tặng, v.v.; hứa mua cho trẻ món trẻ thích; thậm chí cả rượu, ma túy, thuốc lá và các nhu cầu thiết yếu khác như chỗ ở, xe cộ hoặc thực phẩm

Ngoài ra, những kẻ phạm tội đã sử dụng nhiều phương pháp khác chẳng hạn như:

  1. Giả làm người mẫu, nhiếp ảnh gia hoặc một người nào đó được trẻ biết bằng cách sử dụng tài khoản giả mạo hoặc tài khoản bị đánh cắp;
  2. Lưu và chụp hình ảnh của trẻ mà không có sự cho phép của trẻ;
  3. Sử dụng hệ thống tự động để giao tiếp với trẻ nhằm có khả năng giăng bẫy các nạn nhân trên diện rộng
  4. Yêu cầu trẻ đánh giá và nhận xét một tấm ảnh (thường là khiêu dâm) của kẻ phạm tội.

Xét về khía cạnh trẻ em, trẻ đôi khi thực hiện các hành vi khiến bản thân có rủi ro dễ bị xâm hại hơn, chẳng hạn như nói dối về tuổi khi tạo tài khoản trực tuyến; trò chuyện trực tuyến với người lạ và; cung cấp cho người lạ tin nhắn trao đổi tình dục hoặc hình ảnh khiêu dâm để đổi lấy tiền, rượu hoặc ma túy, chỗ ở, phương tiện đi lại hoặc quà tặng.

Catcalling trên mạng là gì? 3 phút đọc hiểu dành cho cha mẹ

6 lời khuyên giúp bảo vệ con khỏi nạn dụ dỗ trẻ em trực tuyến, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

  • Xây dựng mối quan hệ tin cậy, cởi mở với con

Giữ giao tiếp cởi mở và bình tĩnh để con bạn biết rằng con có thể chia sẻ bất cứ điều gì với bạn khi ai đó yêu cầu con làm điều gì đó mà chúng cảm thấy không ổn hoặc khi ai đó cho con xem những nội dung khiến con khó chịu, ví dụ như nội dung khiêu dâm. Bởi những kẻ tấn công trực tuyến thường dụ dỗ trẻ em bằng cách gửi nội dung khiêu dâm cho trẻ để kích thích sự tò mò của trẻ.

  • Thường xuyên giao tiếp với con về những nguy hiểm trên mạng

Giao tiếp luôn là một trong những cách muôn đời hiệu quả giúp hạn chế tối đa việc con thực hiện các hành vi rủi ro và nguy hiểm. Bạn nên cập nhật chính xác những rủi ro mà trẻ hay gặp trên mạng, xu hướng tiêu cực trong hành vi của trẻ vị thành niên, hay tìm hiểu những tấn công trên mạng thường mang những đặc điểm chung nào.

Một sự thật là bất kỳ ứng dụng nào cho phép trẻ em trò chuyện với người khác đều là một nơi tiềm năng để kẻ săn mồi trực tuyến tấn công con. Hãy nhận thức sớm hơn trước khi con gặp nguy hiểm.

My son is watching porn - The problem is more serious than parents usually think!

  • Dạy con cảnh giác với các dấu hiệu tiếp xúc không phù hợp

Bạn cần thường xuyên nhắc nhòe con một số dấu hiệu giúp con nhận ra rằng một người lạ nào đó đang cố gắng phát triển mối quan hệ không bình thường với con. Những dấu hiệu này đã được đề cập ở mục trên.

  • Đặt tài khoản của con ở chế độ riêng tư

Bạn nên đề nghị con đặt tài khoản mạng xã hội của mình ở chế độ riêng tư hoặc sửa đổi cài đặt quyền riêng tư để con có thể kiểm soát những ai có thể xem ảnh và bài đăng của mình. Bằng cách điều chỉnh cài đặt quyền riêng tư của mình, con có thể giới hạn thông tin trực tuyến chỉ cho những người con biết.

Bạn cũng nên khuyến khích con chỉ sử dụng tên hoặc biệt hiệu khi trò chuyện trực tuyến và trên phương tiện truyền thông xã hội, và không bao giờ tiết lộ số điện thoại, địa chỉ hoặc trường học của mình.

Bên cạnh đó, con cũng cần xóa những địa chỉ liên hệ mà con thực sự không biết cũng như  không đồng ý kết bạn với những tài khoản lạ.

how to keep your child safe on social media

  • Dạy cho con các kỹ năng kỹ thuật số

Bởi tội phạm có mặt rất nhiều trên các trang mạng xã hội, họ liên lạc và nói chuyện với trẻ chưa thành niên bằng nhiều hình thức khác nhau, vì vậy bạn cần giúp trẻ hiểu rằng những kẻ tấn công có thể là bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào, cũng như không nói chuyện với người lạ trên mạng.

Dạy con các kỹ năng sống ngoài đời thật sẽ không bao giờ đủ, để bảo vệ con tốt hơn, đặc biệt khi con và cả bạn đều phụ thuộc rất nhiều vào Internet, bạn cần hướng dẫn con các kỹ năng trong thời đại kỹ thuật số, để giúp con tự bảo vệ tốt hơn cũng như trở thành một người dùng có trách nhiệm trên Internet.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên ở nhà và sử dụng Internet khiến con bạn có rủi ro rất cao tiếp cận với nội dung khiêu dâm và các loại nội dung không phù hợp khác như chất kích thích, tai nạn, máu me, khủng bố, giết người, v.v. vì vậy mà nhiều phụ huynh hiện nay đang sử dụng công cụ lọc nội dung online để vừa giảm thiểu rủi ro con tiếp cận nội dung độc hại, nhưng lại không xâm phạm quyền riêng tư trên mạng của con.

  • Để ý đến những dấu hiệu tinh thần bất thường của con

Một số dấu hiệu như thức quá khuya, tránh xa các thành viên trong gia đình, đột nhiên không muốn dùng mạng xã hội, tự ti, ít nói, v.v. rất có thể là dấu hiệu con bị tấn công tình dục trên mạng hoặc trở thành nạn nhân của bạo lực trực tuyến. Việc tinh tế sẽ giúp bạn hiểu và giải quyết vấn đề kịp thời.

Tham khảo: The Online Enticement of Children: An In-Depth Analysis of CyberTipline Reports 

Có thể cha mẹ sẽ thích đọc về: