Khi con bắt đầu tham gia vào các nhóm, cộng đồng trực tuyến, các bậc cha mẹ chúng ta luôn muốn con mình tham gia và ứng xử tích cực trong một môi trường lành mạnh. Vì vậy các kỹ năng tương tác kỹ thuật số — chẳng hạn như kỹ năng biết tôn trọng và đồng cảm với người khác có thể giúp con cùng kiến tạo và duy trì các cộng đồng trực tuyến nơi con luôn cảm thấy được hỗ trợ và an toàn.
Bài viết bên dưới sẽ giúp cha mẹ có một góc nhìn chi tiết hơn về sự Tương tác – Kỹ năng phải có khi con sử dụng Internet.
Tương tác – Kỹ năng phải có khi con sử dụng Internet
Học cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh
Trẻ em có thể tương tác với mọi người trong cả hai loại cộng đồng (trực tuyến và ngoài đời thật) theo những cách tương tự nhau, chẳng hạn như pha trò, ủng hộ sở thích của bạn bè, chia sẻ nội dung, lập kế hoạch, tranh cãi, v.v.
Tuy nhiên, việc ứng xử trong các cộng đồng trực tuyến có một số thách thức riêng nhất định. Chẳng hạn như nó có thể đưa các tương tác riêng tư trước đây trở nên “công cộng” hơn.
Ví dụ như thay vì gửi riêng cho nhau những tấm thiệp Valentine, con có thể đăng công khai lên các tài khoản mạng xã hội của nhau. Các cộng đồng trực tuyến cũng tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nhau liên tục, khiến việc tôn trọng ranh giới trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, một kỹ năng phải có khi con sử dụng Internet là ứng xử và trò chuyện trong các cộng đồng trực tuyến một cách an toàn và lành mạnh. Phụ huynh có thể bắt đầu bằng cách trò chuyện với con về thế nào là các mối quan hệ lành mạnh.
Cho dù là giữa bạn bè, người quen hay những người quan trọng khác với con, các mối quan hệ lành mạnh đều được xây dựng dựa trên sự đồng cảm và tôn trọng. Để xây dựng cảm xúc đồng cảm và tôn trọng, con cần cân nhắc cảm giác của người khác trước khi họ chia sẻ, đăng tải hoặc bình luận trên mạng xã hội.
Việc lỡ lời xúc phạm hoặc gây tổn thương cho người khác là tình trạng rất thường xuyên xảy ra trên mạng xã hội, được xem là bắt nạt trực tuyến. Hãy dặn con thường xuyên đọc đi đọc lại những tin nhắn, bình luận, mô tả, trạng thái mà con sắp gửi đi hoặc đăng tải, vì những gì con chuẩn bị đăng tải rất có thể khiến một người bạn nào đó bị tác động tiêu cực, có khi tự tử.
Cha mẹ có thể đưa ra một vài ví dụ về sự tôn trọng trên không gian mạng:
- Không đưa ra những bình luận ác ý, hay mang nội dung có thể khiến người khác bị tổn thương
- Không đăng hình ảnh của người khác khi họ chưa cho phép
- Không đăng tải các cuộc trò chuyện, email hoặc nội dung khác được chia sẻ một cách riêng tư cho con.
Và cho con hiểu những người mà đối xử với con không bằng sự đồng cảm hoặc tôn trọng là những mối quan hệ không lành mạnh.
Một số câu hỏi gợi ý để cha mẹ bắt đầu cuộc trò chuyện về các mối quan hệ lành mạnh:
- Con định nghĩa thế nào về một mối quan hệ lành mạnh giữa bạn bè? Định nghĩa của con có thay đổi nếu đó là một mối quan hệ tình cảm không?
- Con có người bạn nào nhắn tin quá nhiều không? Con có thể cải thiện việc này bằng cách nói với họ rằng con không muốn nhận tin nhắn khi đang ăn tối.
- Bạn bè của con phản ứng như thế nào khi con yêu cầu họ không chia sẻ ảnh của con trên mạng? Con sẽ làm gì nếu họ không chấp nhận yêu cầu của con?
Đừng quên xác minh thông tin mà người khác đăng tải
Nhiều người sử dụng mạng xã hội của họ như một cách để tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, không phải tất cả những thông tin được chia sẻ đều chính xác.
Có thể khá khó cho bất kỳ ai, kể cả những người trẻ tuổi như con trẻ, biết họ nên tin tưởng vào thông tin nào. Đó là lý do tại sao một phần quan trọng của kỹ năng tương tác và xây dựng cộng đồng trực tuyến lành mạnh là xác minh nội dung trước khi chia sẻ.
Khi con biết rằng con có thể tìm thấy thông tin uy tín trong cộng đồng trực tuyến, điều đó sẽ giúp con xây dựng lòng tin.
Có thể bạn sẽ thích đọc về:
—
Một số câu hỏi gợi ý để phụ huynh bắt đầu cuộc trò chuyện về việc xác minh thông tin:
- Theo con, sự khác biệt giữa một góc nhìn cá nhân và một sự thật là gì?
- Con đã bao giờ tin điều gì đó mà con đọc được trên mạng, sau đó con mới biết thông tin đó lại không chính xác? Con đã làm gì khi đó?
- Con có người bạn nào chia sẻ quá nhiều thông tin không chính xác trên mạng không? Con cảm thấy như thế nào về việc đó?
Sau đó phụ huynh có thể hướng dẫn con cách xác minh thông tin do người khác đăng tải qua 5 câu hỏi sau:
- Thông tin này đến từ đâu?
- Ai là người đăng tải/chia sẻ thông tin này?
- Thông tin này được tạo ra khi nào?
- Thông tin này được tạo ra ở đâu?
- Thông tin này được tạo ra để làm gì?
Ứng xử với người khác bằng sự đồng cảm
Đôi khi, mọi thứ xảy ra trực tuyến sẽ thô bạo, khắc nghiệt hơn so với việc giao tiếp trực tiếp. Ta thường dựa vào giao tiếp phi ngôn ngữ để giúp bản thân diễn giải các cuộc trò chuyện, vì vậy khi tương tác trên không gian mạng, việc thiếu các tín hiệu xã hội đặc thù sẽ khiến con gặp khó khăn trong việc hiểu được cảm giác của người khác so với khi chúng ta gặp mặt trực tiếp.
Trừ khi con trẻ đang sử dụng ứng dụng trò chuyện video, hầu hết các trang web không cho phép con xem phản ứng của người đối diện với những gì con đang nói. Vì vậy, một số từ hoặc dấu câu nhất định có thể ngụ ý điều gì đó khác với khi chúng được nói trực tiếp.
Nếu không có những tín hiệu xã hội đặc thù này, con có thể sẽ quên rằng có người khác đang đọc và sẽ có phản ứng cảm xúc với nội dung con chia sẻ trực tuyến. Khuyến khích những con phát triển sự đồng cảm có thể giúp giảm tình trạng bắt nạt trực tuyến bằng cách giúp con suy nghĩ nhiều hơn về cảm xúc của người khác.
Do đó, để trau dồi kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho trẻ, phụ huynh có thể bắt đầu bằng cách hướng dẫn con “tạm dừng” trước khi đăng bất kì nội dung nào trên mạng bằng cách tự hỏi:
- Mình muốn mọi người cảm thấy thế nào về nội dung mình sẽ đăng tải?
- Ai có thể bị tổn thương, hoặc có cảm xúc tiêu cực bởi nội dung này không?
Một số câu hỏi gợi ý để cha mẹ bắt đầu cuộc trò chuyện về sự đồng cảm:
- Có ai đã từng hiểu nhầm điều gì đó mà con đã đăng tải chưa? Con đã trả lời như thế nào?
- Con nghĩ tại sao mọi người thường nói những điều ở trên mạng mà họ sẽ không nói trực tiếp?
- Con đã bao giờ đọc một bình luận ác ý về một trong những người bạn của con trên mạng chưa? Con cảm thấy thế nào về điều này? Lúc đó con có làm gì không?
Dạy con hãy là một công dân mạng chủ động
Trở thành một công dân mạng chủ động cũng là một kỹ năng phải có khi con sử dụng Internet. Những bạn trẻ sẽ không thể tạo ra và duy trì một cộng đồng trực tuyến lành mạnh trừ khi họ có những hành động tích cực và ngăn cản những hành động tiêu cực. Nếu con nhìn thấy ai đó bị quấy rối trực tuyến, hãy giúp con tìm cách phù hợp để đề nghị hỗ trợ.
Con có thể chia sẻ thông điệp ủng hộ riêng tư cho nạn nhân hoặc công khai để kêu gọi mọi người ứng xử đồng cảm hơn trên mạng.
Con trẻ cũng nên chú ý đến bất kỳ thông tin nào được chia sẻ trong cộng đồng trực tuyến có thể không uy tín hoặc không chính xác. Con có thể thực hiện các bước để xác minh thông tin như bên trên và sau đó chia sẻ kết quả với cộng đồng mà vẫn tôn trọng đến người đăng tải thông tin ban đầu.
Một số câu hỏi gợi ý để phụ huynh bắt đầu cuộc trò chuyện để rèn luyện kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho trẻ:
- Con làm gì khi thấy ai đó bị trêu chọc, làm trò đùa trên mạng?
- Con có thể làm gì để khuyến khích mọi người ứng xử tử tế trên mạng xã hội của mình?
- Con sẽ phản ứng như thế nào nếu vô tình ai đó chia sẻ thông tin không chính xác trên mạng? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ không gỡ bỏ xuống, ngay cả khi con đã cho họ thấy điều đó không chính xác?
Chủ động sử dụng công nghệ để bảo vệ con tốt hơn trên Internet
Bên cạnh các kỹ năng phải có khi con sử dụng Internet, phụ huynh nên sử dụng các công cụ có sẵn để thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên thiết bị của con để lọc nội dung có hại, giới hạn việc sử dụng thiết bị hoặc một số các tính năng khác cho trẻ em như không cho mua hàng trong ứng dụng. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên Macbook
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Google Chrome
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Safari
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Youtube
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Microsoft Edge
Tuy nhiên, với tốc độ lan truyền của nội dung độc hại (đặc biệt là phim đen) tính theo từng giây, từng phút, những tính năng có sẵn của các thiết bị và nền tảng hoàn toàn chưa đủ.
Vì vậy, ngoài các kỹ năng phải có khi con sử dụng Internet, để đảm bảo môi trường mạng của con trẻ được an toàn và lành mạnh hơn, phụ huynh nên cân nhắc sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online CyberPurify Kids để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet, bao gồm:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
- Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech
Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quyền riêng tư của con.
Chủ động luôn là đặc tính vốn có của các bậc cha mẹ hiện đại. Để bảo vệ con tốt hơn nữa khỏi mọi trang web khiêu dâm, bạo lực, giết người, dù con dùng bất kì thiết bị kết nối Internet nào, cha mẹ nên đặt trước Wifi Device, trở thành các bậc phụ huynh đầu tiên sở hữu giải pháp 24/7 bảo vệ con bạn khỏi các trang web độc hại.
Có thể bạn sẽ thích đọc về:
—