Trong thời đại bùng nổ Internet như hiện nay, trẻ em được tạo điều kiện để học tập, vui chơi và giao lưu trực tuyến. Một cơ hội rất tốt để trẻ xây dựng tình bạn và duy trì kết nối với những người xung quanh. Tuy nhiên, với ngày càng nhiều người tham gia trực tuyến hơn, trẻ em càng dễ bị tiếp cận với mối liên hệ từ người lạ, hoặc tin nhắn không mong muốn từ trẻ không quen biết.
Vì vậy, bài viết bên dưới sẽ cho bạn 10 lời khuyên giúp ngăn ngừa người lạ tiếp cận con trên mạng, làm sao để phát hiện sớm những dấu hiệu của việc tiếp xúc không mong muốn, đảm bảo các cuộc trò chuyện mà con tham gia trên thế giới ảo an toàn, lành mạnh.
Tiếp xúc không mong muốn trên mạng là gì?
Những tương tác không mong muốn là bất kỳ cách tiếp cận nào khiến con bạn cảm thấy khó chịu hoặc khiến con rơi vào tình huống mà con có thể không an toàn. Điều này có thể xảy ra ngay khi con bạn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ hoặc khi con để mọi thông tin cá nhân mình dưới chế độ công khai.
Tiếp xúc không mong muốn hầu như đến từ một người lạ, nhưng vẫn rất có thể đến từ một ‘người bạn’ trực tuyến hoặc thậm chí một người mà con bạn thực sự biết.
Một trong những hành vi tệ nhất của những tiếp xúc không mong muốn từ người lạ là “dụ dỗ, tấn công tình dục” – việc những kẻ tấn công xây dựng mối quan hệ với một đứa trẻ để có được sự tin tưởng, từ đó lạm dụng tình dục chúng.
Hành vi lạm dụng này có thể xảy ra ngoài đời thật, nhưng do dịch bệnh, hành vi này càng lúc càng xảy ra trực tuyến nhiều hơn. Chẳng hạn như lạm dụng tình dục trẻ em thông qua webcam hoặc dụ dỗ trẻ em hoặc thanh niên gửi và chia sẻ hình ảnh/video nhạy cảm của chính mình.
Làm cách nào để giảm thiểu rủi ro bị người lạ tiếp cận con trên mạng?
- Khuyến khích con cài đặt tài khoản ở chế độ riêng tư trên các trang mạng xã hội để hạn chế đối tượng được tiếp cận thông tin của con và chỉ dành cho những người con đã biết.
- Cùng con xem qua tất cả những người theo dõi con hoặc bạn bè của con trên mạng xã hội, hỏi con rằng con có thực sự biết những “người bạn” đó không và xóa các địa chỉ liên hệ mà con không quen biết hoặc chưa nói chuyện bao giờ.
- Xóa yêu cầu kết bạn từ người lạ – khuyến khích con bạn xóa kết bạn hoặc yêu cầu theo dõi từ những người mà con không biết.
- Báo cáo và chặn – nếu con bạn nhận được bất kỳ liên hệ, nội dung không mong muốn nào hoặc khiến con bạn cảm thấy khó chịu như lời mời gọi, hình ảnh/video khiêu dâm, v.v. từ một người nào đó mà con biết hoặc một người lạ.
- Dạy con cảnh giác với những dấu hiệu của sự tiếp xúc không bình thường – giúp con nhanh chóng nhận ra những dấu hiệu cho thấy một người bạn trực tuyến có thể đang cố gắng phát triển một mối quan hệ không phù hợp, chẳng hạn như:
-Hỏi rất nhiều về thông tin cá nhân ngay sau khi gặp gỡ trực tuyến lần đầu.
-Đòi gặp mặt trực tiếp.
-Hỏi máy tính của con đặt ở đâu.
-Con bạn làm giúp một việc gì đó theo yêu cầu của dối phương và sẽ được đền đáp lại (những kẻ lạm dụng tình dục thường sử dụng lời hứa và quà tặng để lấy lòng tin của nạn nhân).
-Muốn giữ bí mật về mối quan hệ – những kẻ dụ dỗ trực tuyến thường cố gắng giữ mối quan hệ bí mật, yêu cầu đó là điều gì đó ‘đặc biệt’ chỉ giữa hai người.
-Liên hệ với con thường xuyên và theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nhắn tin, thông qua Instagram hoặc các nền tảng trò chuyện trực tuyến.
-Thường khen con về ngoại hình hoặc cơ thể của con.
9 lời khuyên cho cha mẹ giúp bảo đảm an toàn của con trên môi trường mạng
Tham gia vào thế giới kỹ thuật số cùng con
Cập nhật các trang web, ứng dụng và dịch vụ trò chuyện trực tuyến mà con hoặc trẻ ở lứa tuổi của con hay sử dụng để hiểu rõ hơn về các xu hướng trò chuyện hiện tại, cả mặt tốt lẫn mặt xấu.
Và lồng ghép theo đó các bài học phù hợp
Sau khi bạn tìm hiểu các ứng dụng, trò chơi và trang web mà con bạn đang sử dụng, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì con đang làm và lý do tại sao con thích ứng dụng này, trò chơi hoặc trang web này, cũng như mang đến cơ hội hay ho để bắt đầu các cuộc trò chuyện về an toàn trực tuyến. Hãy khiến những cuộc trò chuyện này ngắn (20 phút), dễ hiểu và thân thiện với con.
Giúp con phát triển các kỹ năng mềm trong thời đại số
Xây dựng thói quen tích cực và giúp con bạn phát triển trí tuệ kỹ thuật số trên Internet – thế giới ảo không hề kém phần quan trọng với việc dạy con các kỹ năng sống ngoài đời thực. Một số kỹ năng kỹ thuật số khi sử dụng Internet mà con bạn cần phải có để trở thành một người dùng có trách nhiệm trên mạng:
-Dấu chân kỹ thuật số (Digital Footprint)
-Trí tuệ cảm xúc (Digital emotional intelligence)
-Giao tiếp kỹ thuật số (Digital communication)
-An toàn kỹ thuật số (Digital safety)
-Nhận dạng kỹ thuật số (Digital Identity)
Xây dựng mối quan hệ tin cậy, cởi mở với con
Giữ giao tiếp cởi mở và bình tĩnh để con bạn biết rằng con có thể tìm đến với bạn bất kì lúc nào (mà không sợ bị trách mắng) khi ai đó yêu cầu con bạn làm điều gì đó mà con cảm thấy không ổn hoặc khi ai đó cho con xem những nội dung khiến con khó chịu, ví dụ như nội dung khiêu dâm. Những kẻ tấn công trực tuyến thường gửi nội dung khiêu dâm cho trẻ để kích thích sự tò mò của chúng.
Không bảo vệ con quá mức trên mạng
Việc Internet ngày càng có nhiều rủi ro về an toàn, cha mẹ bắt đầu lo lắng hơn về tác hại của chúng đến con mình và từ đó, khi có nhu cầu, nguồn cung xuất hiện với hàng loạt những công cụ tạo điều kiện cho cha mẹ theo dõi mọi hành động của con mình trên Internet.
Lằn ranh giới giữa việc bảo vệ và xâm phạm quyền riêng tư của con rất mỏng manh và để thoả mãn sự lo sợ của mình, nhiều cha mẹ đã phải trả những cái giá rất đắt – mối quan hệ thân thiết giữa con và cha mẹ.
Khi bạn tìm mọi cách để liên tục xem laptop, điện thoại hay đọc tin nhắn/cuộc gọi của con, theo dõi từng hoạt động của con trên mạng xã hội, bạn đang xâm phạm vào quyền riêng tư trên mạng của con, khiến con bạn ngày một trở nên bí mật và né tránh chính ba mẹ của mình nhiều hơn.
Đừng chỉ đặt giới hạn thời gian sử dụng màn hình, hãy hiểu những gì đang xảy ra trên màn hình đó
Hầu như mọi máy tính và điện thoại đều có công cụ đo thời gian sử dụng thiết bị của con bạn (Screentime) và có thể chặn truy cập vào một ứng dụng nào đó nếu đã hết thời gian sử dụng.
Nhiều phụ huynh sai lầm ở chỗ thiết lập các tính năng này vào thiết bị của con là đủ, rằng việc đảm bảo thời gian con sử dụng Internet là quan trọng nhất nhưng thật chất, những gì đang diễn ra trên màn hình quan trọng hơn nhiều.
Chủ động áp dụng công nghệ phù hợp
Bạn nên sử dụng các công cụ có sẵn để thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên thiết bị của con bạn để lọc nội dung có hại, giới hạn việc sử dụng thiết bị hoặc một số các tính năng khác cho trẻ em như không cho mua hàng trong ứng dụng. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên Macbook
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Google Chrome
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Safari
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Youtube
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh cho Microsoft Edge
Tuy nhiên, với tốc độ lan truyền của nội dung độc hại (đặc biệt là porn) tính theo từng giây từng phút, những tính năng có sẵn của các thiết bị và nền tảng hoàn toàn chưa đủ.
Vì vậy để đảm bảo môi trường mạng của con bạn được an toàn và lành mạnh hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet, bao gồm:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
- Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech
Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con bạn tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quá sâu vào quyền riêng tư của con.
Để ý đến những dấu hiệu tinh thần bất thường của con
Một số dấu hiệu như thức quá khuya, tránh xa các thành viên trong gia đình, đột nhiên không muốn dùng mạng xã hội, tự ti, ít nói, v.v. rất có thể là dấu hiệu con bị tấn công tình dục trên mạng hoặc trở thành nạn nhân của bạo lực trực tuyến. Việc tinh tế sẽ giúp bạn hiểu và giải quyết vấn đề kịp thời.
Chuẩn bị tinh thần nếu có vấn đề gì xảy ra
Hãy nói chuyện với con bạn mà không phán xét hay tức giận. Hãy cho con bạn cảm giác như thể họ có thể đến với bạn vì bất cứ điều gì mà không sợ bị bạn trừng phạt hoặc chỉ trích. Tìm hiểu những gì đã xảy ra và hành động để bảo vệ con bạn.
Có thể bạn sẽ thích đọc về:
—