Số lượng báo cáo hàng năm cho CyberTipline đã tăng nhanh chóng từ dưới 10,000 vào năm 1999, lên hơn nửa triệu vào năm 2013, lên hơn 1,000,000 vào năm 2014; và lên hơn 16 triệu chỉ vào năm 2019. Trong khi số lượng báo cáo đã tăng lên ở mức gần như không thể tưởng tượng được trong những năm gần đây, thì số lượng nội dung bóc lột tình dục trẻ em cũng tăng đột biến trong giai đoạn dịch Covid.
Nếu như cha mẹ thường xuyên đọc các bài blog của CyberPurify, chắc hẳn quý cha mẹ đã quen với cụm từ Digital Footprint (Dấu chân kỹ thuật số), có nghĩa là khi trẻ con gửi hoặc chia sẻ những hình ảnh/video nhạy cảm, chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn và đã có rất nhiều trường hợp nạn nhân bị ám ảnh đến khi trưởng thành.
Vậy tại sao hành vi dụ dỗ trẻ em trên mạng tăng cao trong giai đoạn COVID? Tìm hiểu ngay nếu cha mẹ không muốn con mình là nạn nhân!
Báo cáo hành vi dụ dỗ trẻ em trên mạng tăng gần 99%
Cuộc cách mạng công nghệ trong hai thập kỷ qua đã khiến thế giới trở thành một nơi nguy hiểm hơn nhiều đối với trẻ em và đại dịch COVID tăng thêm sự nguy hiểm đó.
Theo một báo cáo từ Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bị bóc lột (NCMEC), từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm 2020, các báo cáo hành vi dụ dỗ trẻ em trên mạng tăng đến 98.66% và số báo cáo của CyberTipline tăng 63.31% so với cùng kỳ năm 2019. CyberTipline là nơi người dùng Internet báo cáo các tư liệu liên quan đến lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em.
Mặc dù NCMEC không thể xác định trực tiếp liệu COVID-19 là lý do gây ra sự gia tăng đột biến này, ta vẫn thấy rõ được mối tương quan rất lớn giữa việc trẻ em, trẻ vị thành niên ở nhà và hành vi dụ dỗ trẻ em trên mạng gia tăng. Bên cạnh đó, theo NCMEC, hiện có rất nhiều nội dung khiêu dâm trẻ em và những nội dung này bị chia sẻ truyền bá ngày càng nhiều bởi những người lớn thông qua các group chat và mạng xã hội.
NCMEC nhận được hơn 18 triệu báo cáo CyberTipline chứa 45 triệu hình ảnh, video và nội dung liên quan đến bóc lột tình dục trẻ em trong năm 2018. Năm 2019, NCMEC nhận được ít báo cáo hơn một chút – dưới 17 triệu – nhưng những báo cáo này chứa hơn 69 triệu người bị nghi là bóc lột tình dục trẻ em hình ảnh, video và nội dung liên quan.
Quan niệm sai lầm về những kẻ săn mồi trực tuyến
Một quan niệm sai lầm phổ biến là những kẻ săn mồi trực tuyến chỉ ‘nhìn vào ảnh’ nạn nhân. Thực tế, sau khi trò chuyện với trẻ em trên Internet, dụ dỗ thành công để trẻ tự chụp/quay phim nhạy cảm (bóc lột tình dục trẻ em trên mạng), bọn chúng hướng đến thực hiện hành vi nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đó là những hành vi lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp trẻ em, các hành vi tình dục lệch lạc khác và tệ hơn là bắt cóc tống tiền.
Theo một nghiên cứu của Cục Liên bang Tội Phạm, trung bình một kẻ săn mồi trực tuyến dụ dỗ được đến 13.56 nạn nhân.
Kẻ săn mồi tình dục có thể là bất kỳ ai, nhưng hầu như luôn luôn là nam giới. Một số kẻ có tiền án nhưng đa số là không có tiền án nào cả. Những kẻ có hành vi dụ dỗ trẻ em trên mạng để tấn công tình dục có thể là: luật sư, bác sĩ, giáo viên, cảnh sát,… những nghề nghiệp mà cha mẹ không bao giờ ngờ đến. Họ hoàn toàn có thể là những người tuân thủ luật pháp trừ khi họ hoàn toàn bị kiểm soát và bị ám ảnh bởi nhu cầu nhìn hoặc tiếp cận trẻ em.
Tại sao hành vi dụ dỗ trẻ em trên mạng tăng cao trong giai đoạn COVID?
Số lượng kẻ săn mồi trực tuyến tăng cao
Như đã đề cập, những kẻ săn mồi trực tuyến bị ám ảnh bởi nhu cầu nhìn và tiếp cận trẻ em, và nhu cầu không ngừng nghỉ này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khi dịch đến, do việc đóng cửa trường học, giãn cách xã hội cũng như tạm hoãn các hoạt động bên ngoài, chúng ít có cơ hội tiếp cận với trẻ em trong cuộc sống thực. Từ đây, những kẻ săn mồi trở nên tuyệt vọng và thất thường hơn.
Những kẻ xấu này cần nhiều nội dung khiêu dâm trẻ em mới mẻ để thỏa mãn nhu cầu và tăng kích thích tình dục của bản thân. Đó là lý do tại sao chúng ta bắt đầu thấy mức tăng đột biến trong các hành vi dụ dỗ trẻ em trên mạng. Bằng chứng là trong quý đầu của năm 2020, theo NCMEC, những kẻ săn mồi trực tuyến công khai thảo luận rằng đại dịch COVID như một cơ hội để lôi kéo trẻ em không được người lớn giám sát tự chụp ảnh/video nhạy cảm của mình.
Tuy nhiên, tỷ lệ tái phạm là rất lớn. Hầu hết những kẻ có hành vi dụ dỗ trẻ em trên mạng sẽ dễ dàng tái phạm tội ác này, ngay cả khi họ đã bị bắt. Sự thật là có rất ít các biện pháp trị liệu và chương trình đã được chứng minh là có thể hạn chế loại hoạt động tội phạm này.
Vì vậy mà tấn công tình dục trẻ em là trở thành căn bệnh mãn tính, tồn tại suốt đời và không thay đổi.
Trẻ em và trẻ vị thành niên bị thôi thúc làm những gì mới mẻ
Sự gia tăng đến 98.66% của hành vi dụ dỗ trẻ em trên mạng không chỉ do đại dịch, mà chủ yếu do sự gia tăng của công nghệ, nhiều hoạt động trực tuyến kéo theo nhiều cơ hội để kẻ săn mồi trực tuyến dễ dụ dỗ hơn và cũng do việc ngày càng nhiều trẻ em sử dụng điện thoại thông minh sớm hơn.
Việc thường xuyên ở nhà trong thời gian đại dịch khiến trẻ em dễ cảm thấy chán nản và bị thôi thúc muốn làm điều gì đó mới mẻ và đây rất có thể là lý do khiến họ gửi những nội dung không phù hợp cho nhau.
Tuy nhiên, vỏ não trước của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tính khí và tính cách, vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, trẻ con sẽ phải đối mặt với sự dao động của lượng hormone, những thay đổi trong cảm xúc và tình cảm khiến trẻ con không đủ trưởng thành để quản lý những vấn đề này một cách an toàn hoặc khôn ngoan.
Thiếu kiến thức cũng là một trong những lí do. Nhiều khi trẻ không hiểu rằng trẻ đang ở tuổi vị thành niên, và nếu trẻ con đang gửi video/hình ảnh nhạy cảm thì về mặt kỹ thuật, đây được gọi là nội dung khiêu dâm trẻ em.
Từ đây trẻ con dễ có những hành động sai trái, và những hành động sai trái này để lại những tác động xấu đến trẻ con và có thể kéo dài mãi mãi. Mỗi khi một hình ảnh hoặc video được truy cập và chia sẻ, hình ảnh nạn nhân cứ tiếp tục xoay vòng trên các phương tiện truyền thông, hết lần này đến lần khác và tồn tại vĩnh viễn.
Phụ huynh có thể cũng sẽ thích:
Làm sao để cha mẹ có thể bảo vệ con khỏi những kẻ săn mồi trực tuyến?
Thường xuyên giao tiếp với trẻ về những nguy hiểm trên mạng
Giao tiếp luôn là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp hạn chế tối đa việc trẻ con thực hiện các hành vi rủi ro và nguy hiểm. Cha mẹ nên cập nhật chính xác những rủi ro mà trẻ hay gặp trên mạng, xu hướng tiêu cực trong hành vi của trẻ vị thành niên, hay những kẻ săn mồi trực tuyến trên mạng thường mang những đặc điểm chung nào.
Một sự thật là bất kỳ ứng dụng nào cho phép trẻ em trò chuyện với người khác đều là một nơi tiềm năng để kẻ săn mồi trực tuyến tấn công con cha mẹ. Hãy nhận thức sớm hơn trước khi trẻ con gặp nguy hiểm.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho con thấy cha mẹ là một điểm tựa vững chắc nơi con có thể tìm đến cha mẹ khi thấy nội dung nào đó hoặc gặp gỡ người nào đó qua mạng mà khiến con phiền lòng hay lo lắng.
Dạy cho trẻ các kỹ năng kỹ thuật số
Tội phạm có mặt rất nhiều trên các trang mạng xã hội, họ liên lạc và nói chuyện với trẻ chưa thành niên bằng nhiều hình thức khác nhau, vì vậy cha mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng những kẻ săn mồi trực tuyến này có thể là bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào, cũng như không nói chuyện với người lạ trên mạng.
Dạy con các kỹ năng sống ngoài đời thật sẽ không bao giờ đủ, để bảo vệ con tốt hơn, đặc biệt khi con và cả cha mẹ đều phụ thuộc rất nhiều vào Internet, cha mẹ cần hướng dẫn con các kỹ năng trong thời đại kỹ thuật số, để giúp con tự bảo vệ tốt hơn cũng như trở thành một người dùng có trách nhiệm trên Internet.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên ở nhà và sử dụng Internet khiến trẻ con có rủi ro rất cao tiếp cận với nội dung khiêu dâm và các loại nội dung không phù hợp khác như chất kích thích, tai nạn, máu me, khủng bố, giết người, v.v. vì vậy mà nhiều phụ huynh hiện nay đang sử dụng công cụ lọc nội dung online để vừa giảm thiểu rủi ro con tiếp cận nội dung độc hại, nhưng lại không xâm phạm quyền riêng tư trên mạng của con.
Hãy thử và cha mẹ có thể thích điều này: