Mạng xã hội là nơi không chỉ cha mẹ chúng ta mà cả con cái mình chụp ảnh tự sướng để thể hiện cá tính bản thân cũng như lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ cùng gia đình, bạn bè. Nhưng đâu là ranh giới giữa một người hay chụp ảnh tự sướng và một người nghiện chụp ảnh tự sướng?
Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ liệu con bạn có dấu hiệu của việc nghiện chụp ảnh tự sướng, đó có phải là dấu hiệu liên quan đến bệnh tâm thần hay không cũng như rủi ro tiềm năng của việc đăng ảnh tự sướng lên mạng xã hội để bạn có thể để bảo vệ con kịp thời và hiệu quả hơn.
Ảnh tự tướng (Selfie) là gì?
Bạn cũng đã biết ảnh tự sướng là một bức ảnh tự chụp thường sử dụng bằng điện thoại thông minh. Bạn có thể chụp ảnh tự sướng bằng cách cầm điện thoại hoặc máy ảnh ra, bằng cách sử dụng gậy tự sướng hoặc chụp ảnh qua gương. Mặc dù ảnh tự sướng đã xuất hơn hơn 1 thế kỷ (theo Public Domain Review) nhưng mật độ chụp ảnh càng lúc càng cao do sự bùng nổ của điện thoại thông minh có camera trước và các mạng xã hội hình ảnh cho phép thể hiện cái tôi của mình như Instagram, Snapchat.
Hơn nữa, nhiều trẻ chụp ảnh selfie vì trên những mạng xã hội này có các loại bộ lọc để làm mịn da, làm mắt to hơn, môi đỏ hơn cũng như những bộ lọc dễ thương khác.
Dấu hiệu cho biết con bạn bị nghiện chụp ảnh tự sướng
Bạn hãy giúp con trả lời những câu hỏi sau:
- Con có thường dành nhiều thời gian hơn để chụp ảnh tự sướng không?
- Con có cảm thấy rất khó chịu trong ngày nào đó khi không chụp ảnh tự sướng?
- Con có dành nhiều thời gian để suy nghĩ về kế hoạch chụp ảnh tự sướng như thế nào không?
- Con có cảm thấy thôi thúc muốn chụp ảnh tự sướng ngày càng nhiều không?
- Khi con đăng một bức ảnh tự sướng mới, con có trở nên cáu gắt hay thất vọng khi không có ai bình luận hay thích nó?
- Con chụp ảnh tự sướng có nhiều đến mức ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, công việc hay học tập của con, chẳng hạn như trong những buổi dã ngoại với gia đình?
- Việc đăng ảnh tự chụp có khiến con cảm thấy mình quan trọng hơn không?
Nếu như 4/7 câu trả lời là có. Con bạn đang có một sự thôi thúc và mong muốn liên tục để có được một bức ảnh hoàn hảo cũng như thường xuyên kiểm tra lượt thích và bình luận về nó. Đây có thể là thời điểm bắt đầu của các triệu chứng của bệnh ái kỷ và đánh giá cao bản thân mình – hậu quả của việc nghiện chụp ảnh tự sướng.
Bạn cũng nên thử những nội dung này:
Triệu chứng của việc nghiện chụp ảnh tự sướng
Các triệu chứng của chứng nghiện chụp ảnh tự sướng có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề:
- Borderline Selfitis: Đây là dấu hiệu nhận biết ban đầu của tình trạng nghiện chụp ảnh tự sướng khi con bạn cố gắng chụp nhiều ảnh tự sướng nhưng không đăng chúng trên phương tiện truyền thông xã hội.
- Bệnh tự sướng cấp tính (Acute Selfitis): Khi con bạn nghiện chụp ảnh tự sướng và đăng tải chúng trên mọi mạng xã hội.
- Tự mãn mãn tính (Chronic Selfitis): Khi con bạn chụp ảnh liên tục và không thể dừng lại được.
Nghiện chụp ảnh tự sướng có phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần?
Theo các chuyên gia, khoảng 40% hoặc có thể cao hơn thanh thiếu niên ở các nước phát triển nghiện chụp ảnh tự sướng với mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Sự bùng nổ của điện thoại thông minh trên thế giới, tốc độ Wi-Fi và gói dữ liệu di động đã làm cho viễn cảnh này trở nên tồi tệ hơn.
Cũng theo các chuyên gia, việc nghiện chụp ảnh tự sướng phản ánh sự kết hợp của nhiều loại rối loạn thần kinh-tâm thần ở mức độ khác nhau. Một số người có thể bị rối loạn căng thẳng tiềm ẩn, tự ám ảnh và ái kỷ, hành vi ám ảnh cưỡng chế, lo lắng, hưng cảm hoặc thậm chí rối loạn lưỡng cực. Một nghiên cứu mới cho thấy nó thậm chí có thể liên quan đến mặc cảm ngoại hình – lo lắng quá mức đến những khuyết điểm nhỏ trên cơ thể.
Chụp ảnh tự sướng có thể dẫn đến ái kỷ, nghiện chụp ảnh và các bệnh tâm thần. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này thường đến từ việc dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, WhatsApp, v.v.
Các học giả từ Đại học Carnegie Mellon và Viện Thông tin Indraprastha Delhi cho rằng số lượng người chết vì chụp ảnh tự sướng ở Ấn Độ cao nhất trong hai năm qua. Theo nghiên cứu, ít nhất 25 người đã chết trên toàn thế giới kể từ tháng 3 năm 2014 sau khi cố gắng khiến ảnh của mình khác biệt nhất khi chụp ở những nơi nguy hiểm.
Nguy cơ tiềm ẩn của việc liên tục chụp ảnh tự sướng
Những kẻ tấn công tình dục. Một bức ảnh con bạn mặc trang phục hở hang có thể bị chúng tải xuống và lưu hành trên một số trang web mờ ám, và càng tệ hơn khi những bức ảnh có liên quan đến trẻ em. Vì vậy, hãy hạn chế việc con bạn công khai một bức ảnh chụp mình mặc trang phục hở hang, chẳng hạn như đồ bơi.
Nếu như không được khuyên giải kịp thời, từ selfie mặc trang phục hở hang, con bạn sẽ bắt đầu chụp và gửi ảnh nhạy cảm của cơ thể mình (hay còn gọi là Sexting), một khi những tấm ảnh đó được gửi đi, bạn bè con hoàn toàn có thể chụp màn hình lại, và do đó, tồn tại mãi mãi trên Internet. Nghiên cứu cũng cho thấy việc tiếp cận phim khiêu dâm sớm dẫn đến hành vi Sexting này, vì vậy mà nhiều cha mẹ đã tải công cụ lọc nội dung khiêu dâm để bảo vệ con khỏi nội dung độc hại không hợp lứa tuổi, từ đỏ giảm thiểu rủi ro Sexting.
Những bức ảnh chụp bởi điện thoại thông minh có thể chứa các thẻ địa lý và những kẻ tấn công hoàn toàn có thể biết được vị trí chụp ảnh. Sau khi xem xét nhiều bức ảnh đã đăng của con bạn, chúng có thể tìm ra thói quen sinh hoạt của gia đình bạn và đột nhập vào nhà bạn, hoặc thậm chí bắt cóc con bạn. Không phụ huynh nào mong muốn chuyện này xảy ra cả.
Làm thế nào để giữ con an toàn hơn khi đăng ảnh tự sướng?
Đây là ba mẹo bạn có thể thực hiện để bảo vệ ảnh bạn đăng trên Internet để chỉ những người bạn đáng tin cậy của bạn mới có thể nhìn thấy chúng.
Không để ảnh tự sướng ở chế độ công khai
Khi con bạn đăng ảnh lên các mạng xã hội như Facebook và Instagram, con bạn có thể kiểm soát ai có thể xem ảnh của con. Với Facebook, hãy giúp con bạn điều chỉnh cài đặt để chỉ bạn bè của con mới có thể xem ảnh. Nếu bạn lo lắng về việc những người xem ảnh của con không phù hợp, bạn nên cẩn thận và trò chuyện với con về việc con chỉ nên kết bạn với những người con biết và đã gặp ngoài đời.
Với Instagram, con có thể đặt bài đăng của mình ở chế độ riêng tư, điều này sẽ chỉ cho phép những người theo dõi đã được phê duyệt xem ảnh của bạn. Một lần nữa, hãy giáo dục cho con hiểu chỉ những người con biết mới có thể theo dõi con.
Xóa thẻ vị trí địa lý (Geotags)
Geotag ảnh là gắn thẻ vị trí địa lý vào hình ảnh của bạn để giúp Google hiểu hình ảnh đó ở vị trí nào. Các mạng xã hội như Facebook sẽ tự động xóa Geotags của ảnh, nhưng các trang web ảnh khác như Flickr, Picasa và trang web hoặc blog của con bạn sẽ giữ dữ liệu được đính kèm với ảnh. Vì vậy hãy đảm bảo con xóa siêu dữ liệu của ảnh trước khi đăng.
Xóa thẻ
Các mạng xã hội như Facebook cung cấp cho người dùng khả năng gắn thẻ con bạn trong ảnh của họ. Do khả năng con bạn có thể bị bất kỳ người bạn nào gắn thẻ bất kỳ lúc nào, bạn nên dặn con kiểm tra thường xuyên bằng tài khoản mạng xã hội của mình để bắt và loại bỏ bất kỳ thẻ không mong muốn nào. Bất cứ khi nào bạn được gắn thẻ, Facebook sẽ thông báo cho bạn về điều đó, cho phép bạn dễ dàng bắt được các thẻ của chính mình.
Có thể bạn cũng sẽ thích những nội dung này: