Làm thế nào để bảo vệ con khỏi lừa đảo trực tuyến? – 5 phút kiến thức dành cho cha mẹ

Làm thế nào để bảo vệ con khỏi lừa đảo trực tuyến? - 5 phút kiến thức dành cho cha mẹ

Như cha mẹ cũng đã biết, càng nhiều người sử dụng Internet, càng có nhiều nội dung không phù hợp bị đăng tải và chia sẻ, và cha mẹ lại càng đau đầu tìm cách bảo vệ con mình khỏi những nội dung này. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quên rằng còn một vấn đề nghiêm trọng không kém nhắm đến các đối tượng còn non trẻ như trẻ em và trẻ vị thành niên – các chiêu trò lừa đảo trực tuyến, xuất hiện dày đặc với nhiều hình thức, nội dung chuyên nghiệp và “thật” hơn rất nhiều.

Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng CyberPurify Kids để bảo vệ con bạn khỏi bất kì nội dung khiêu dâm, bạo lực nào trên trình duyệt, bạn đừng quên thường xuyên giáo dục con về các chiêu trò lừa đảo trên mạng để con nhận thức và bảo vệ mình tốt hơn.

Bài viết lần này trong chuyên mục 5 phút kiến thức dành cho cha mẹ, CyberPurify sẽ giúp bạn hiểu cách làm thế nào để bảo vệ con khỏi lừa đảo trực tuyến hiệu quả!!

Các loại lừa đảo trực tuyến

Scam (Lừa đảo trực tuyến) là gì?

Lừa đảo trực tuyến thường xảy ra trên mạng xã hội khi kẻ xấu tạo tài khoản giả hoặc xâm nhập (hack) vào tài khoản mạng xã hội (ví dụ như Facebook) hiện có hoặc trang mà con bạn đã thích. Những kẻ lừa đảo sử dụng các tài khoản giả mạo này để lừa con bạn cung cấp tiền hoặc thông tin cá nhân cho chúng.

Bên dưới là một số hình thức lừa đảo phổ biến:

Lừa đảo tình cảm (Love scam)

Những kẻ lừa đảo tình cảm thường gửi tin nhắn lãng mạn, yêu thương cho những người mà chúng không hề quen biết, thường giả vờ rằng mình đã ly hôn, góa vợ hoặc đang trong một cuộc hôn nhân hoặc mối quan hệ tình cảm tình cảm tồi tệ.

Những kẻ lừa đảo này tìm kiếm “nửa kia còn lại” trên các mạng xã hội với hy vọng nhận được tiền từ con bạn cho các chuyến bay hoặc thị thực. Mục đích của những kẻ này là lấy được lòng tin của con bạn, vì vậy các cuộc trò chuyện có thể tiếp tục trong nhiều tuần trước khi họ yêu cầu con bạn đưa tiền.

Kiểu lừa đảo tình cảm này thường ít xuất hiện với trẻ em và trẻ vị thành niên (vì họ chưa đi làm) nhưng không điều gì là không thể, họ rất có thể dụ con bạn tiết lộ thông tin ngân hàng của bố mẹ, vì vậy bạn cần cập nhật cho con hiểu.

How to identify a scammer online 

Lừa đảo xổ số (Lottery scam)

Lừa đảo xổ số thường được thực hiện từ các tài khoản hoặc các trang mạo danh người mà con bạn biết hoặc một tổ chức nào (chẳng hạn như cơ quan chính phủ hoặc Facebook).

Một mô típ quen thuộc là họ sẽ gửi tin nhắn đến con bạn, với nội dung khẳng định rằng con bạn là một trong số những người trúng xổ số và con bạn có thể nhận được tiền của mình với một khoản phí ứng trước nhỏ (đây thường là khoản thuế thu nhập cá nhân).

Kẻ lừa đảo có thể yêu cầu con bạn cung cấp thông tin cá nhân, chẳng hạn như địa chỉ nơi con bạn sinh sống hoặc thông tin ngân hàng.

Access Token Theft

Đây là một dạng scam vô cùng phổ biến và đã khiến không ít trẻ bị mất tài khoản Facebook của mình. Một liên kết sẽ được chia sẻ với con bạn yêu cầu quyền truy cập vào tài khoản Facebook của con.

Liên kết có thể trông giống như đến từ một ứng dụng hợp pháp, nhưng thật ra đó là một cách mà những kẻ gửi thư rác có thể truy cập vào tài khoản của con bạn và phát tán thư rác (spam) cho danh sách bạn bè của con.

Lừa đảo cho vay (Loan scam)

Những kẻ lừa đảo cho vay thường gửi tin nhắn hoặc để lại các bài đăng cung cấp các khoản vay tức thì với lãi suất thấp và chỉ với một khoản phí ứng trước nhỏ.

Lừa đảo việc làm (Job scam)

Những kẻ lừa đảo việc làm sử dụng các tin tuyển dụng gây hiểu lầm hoặc giả mạo để cố gắng lấy thông tin cá nhân hoặc tiền của con bạn. Vì vậy, hãy nên cẩn trọng với bất kì tin tuyển dụng nghe có vẻ quá “hời” đến mức vô lực hoặc tin tuyển dụng nào yêu cầu con bạn trả trước khoản tiền nào đó.

Loại lừa đảo cho vay (loan scam) và lừa đảo việc làm (job scam) thường không liên quan nhiều đến trẻ em nên CyberPurify sẽ không đi sâu vào chi tiết. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể truy cập vào đây.

Phishing (Tấn công giả mạo)

Các cuộc tấn công giả mạo thường sử dụng email hoặc các trang web độc hại (nhấp vào đường link liên kết) để thu thập thông tin cá nhân và tài chính hoặc lây nhiễm phần mềm độc hại và virus vào thiết bị của con bạn.

Một thuật ngữ khá nổi tiếng là Spear Phishing bao gồm các cuộc tấn công chuyên biệt nhằm vào các mục tiêu cụ thể để thu thập thông tin hoặc giành quyền truy cập vào hệ thống. Ví dụ: tội phạm mạng có thể khởi động một cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến nhằm vào một doanh nghiệp để truy cập vào danh sách khách hàng.

How to help kids avoid scams on Facebook? 3 mins knowledge for parents

Spear phishing thường xảy ra đối với các doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết này, CyberPurify hướng đến các tấn công giả mạo đặc biệt xảy ra thường xuyên trên mạng xã hội như Facebook, nhắm đến đối tượng trẻ em và trẻ vị thành niên. Điều này thường xảy ra khi các tài khoản giả mạo gửi đường link cho con ở Facebook, Twitter, Instagram, v.v. với nội dung như “Bạn là người may mắn duy nhất trúng thưởng” để thu thập thông tin cá nhân hoặc lây nhiễm phần mềm độc hại vào thiết bị của con. 

Một số dấu hiệu cho thấy tài khoản/thiết bị của con bị lây nhiễm phần mềm độc hại:

Tài khoản Facebook

  • Tài khoản của con bạn đang đăng spam hoặc gửi các tin nhắn không mong muốn cho bạn bè
  • Có các vị trí đăng nhập lạ hoặc đáng ngờ đang xuất hiện trong lịch sử tài khoản của con bạn.
  • Con bạn thấy tin nhắn hoặc bài đăng trong nhật ký hoạt động của mình mà con bạn không nhớ là mình đã gửi.

Trên máy tính hoặc thiết bị di động của con bạn:

  • Các ứng dụng của con bạn chạy chậm hơn hoặc việc hoàn thành các tác vụ mất nhiều thời gian hơn bình thường.
  • Con bạn phát hiện các ứng dụng mới mà con không nhớ đã cài đặt.
  • Con nhận thấy các cửa sổ bật lên lạ hoặc các quảng cáo khác mà không cần mở trình duyệt web.

Trên trình duyệt web:

  • Con nhận thấy các cửa sổ bật lên lạ hoặc các quảng cáo khác mà con không nhớ mình đã nhìn thấy trước đây.
  • Công cụ tìm kiếm hoặc trang chủ của con đã thay đổi và con không nhớ đã thay đổi nó.

Thư rác (Spam)

Thư rác là các email không được yêu cầu và thường không mong muốn được gửi đi hàng loạt. Dưới đây là những cách để giảm thư rác:

  • Thiết lập bộ lọc trên email: Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) và nhà cung cấp dịch vụ email như Google đều cung cấp bộ lọc thư rác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ bạn thiết lập, bạn có thể chặn các email quan trọng mà bạn cần. Vì vậy bạn nên nhắc con thỉnh thoảng kiểm tra thư mục rác của mình để đảm bảo các bộ lọc đang hoạt động bình thường.
  • Báo cáo thư rác: Hầu hết các ứng dụng email đều cho phép người dùng đánh dấu email là thư rác hoặc báo cáo các trường hợp thư rác. Báo cáo spam cũng sẽ giúp ngăn các thư được gửi trực tiếp đến hộp thư đến của bạn.
  • Cẩn trọng trong việc tiết lộ email: Bạn nên cân nhắc khuyên con ẩn địa chỉ email của con khỏi các trang mạng xã hội hoặc chỉ cho phép một số người nhất định xem thông tin cá nhân của con.

Bạn có thể tìm hiểu thêm cách nhận biết thư điện tử giả mạo.

10 mẹo giúp cha mẹ bảo vệ con khỏi lừa đảo trực tuyến hiệu quả hơn

Con phải chủ động bảo vệ mật khẩu của mình

Mẹo giúp tăng độ bảo mật của mật khẩu:

    1. Con bạn cần chọn một mật khẩu mà con không sử dụng ở bất kỳ nơi nào khác trên mạng.
    2. Mật khẩu giúp con dễ nhớ nhưng khiến người khác khó đoán. Đừng sử dụng những mật khẩu thông dụng như 123456 hay chứa ngày sinh, tên của con. Trên nhiều trang web, con bạn thậm chí có thể sử dụng khoảng trắng.
    3. Không bao giờ chia sẻ mật khẩu với bất kỳ ai.
    4. Sử dụng mật khẩu riêng biệt cho các tài khoản khác nhau cũng giúp con ngăn chặn tội phạm mạng. 

Kiểm tra tính bảo mật của trang web

Trước khi gửi hoặc nhập thông tin trên bất kì trang web nào, hãy kiểm tra tính bảo mật của trang web đó bằng cách để ý đến URL của trang web. Các trang web độc hại có thể trông giống với một trang web hợp pháp, nhưng URL có thể sử dụng một biến thể về chính tả.

how to identify phishing

Cập nhật tất cả phần mềm trên các thiết bị được kết nối internet

Việc này áp dụng với máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng – để giảm nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại.

Dạy con nhận biết một số dấu hiệu từ kẻ lừa đảo

Những kẻ lừa đảo thường có một vài đặc điểm sau:

  1. Những người mà con bạn không hề quen biết ngoài đời thật yêu cầu con gửi tiền cho họ.
  2. Những người yêu cầu con bạn gửi tiền (họ bảo là một khoản tiền nhỏ như tiền thuế) để nhận một khoản vay, giải thưởng hoặc các khoản tiền thắng cược khác.
  3. Các trang đại diện cho các công ty, tổ chức hoặc các nhân vật có ảnh hưởng lớn chưa được xác minh.
  4. Những người yêu cầu con bạn dừng trò chuyện ở Facebook và chuyển sang các nền tảng ít người biết hơn hoặc kém an toàn hơn.
  5. Những người tự xưng là bạn bè hoặc người thân trong trường hợp khẩn cấp.
  6. Tin nhắn hoặc bài đăng có nhiều lỗi chính tả, lỗi font chữ và ngữ pháp kém (chúng sử dụng công cụ dịch để tiếp cận hàng loạt).
  7. Những tài khoản điều hướng con bạn đến một trang để nhận giải thưởng.

tips for Keeping Children Safe Online

Không bao giờ chia sẻ thông tin đăng nhập

Những kẻ lừa đảo có thể tạo các trang web giả mạo trông giống như Facebook và yêu cầu con bạn đăng nhập bằng email và mật khẩu của mình. Vì vậy con phải luôn kiểm tra URL của trang web trước khi bạn nhập thông tin đăng nhập của mình.

Sử dụng các tùy chọn bảo mật bổ sung

Con bạn nên cân nhắc sử dụng tính năng này trên mạng xã hội để được cảnh báo về các thông tin đăng nhập lạ cũng như bảo vệ tài khoản con tốt hơn với thiết lập xác thực hai yếu tố, chẳng hạn như đối với Facebook.

  • Cảnh báo lượt đăng nhập lạ: Facebook sẽ thông báo cho con bạn nếu họ thấy có lượt đăng nhập đáng ngờ, Facebook sẽ thông tin tên thiết bị đó cũng như nơi đăng nhập. Con bạn có thể tuỳ chọn nhận cảnh báo từ ứng dụng Facebook, ứng dụng Messenger hoặc qua Email như ví dụ bên dưới.

  • Thiết lập bảo mật hai lớp: Facebook sẽ yêu cầu mật khẩu và mã đăng nhập bất cứ khi nào Facebook nhận thấy có lượt đăng nhập bất thường. Facebook sẽ gửi một tin nhắn văn bản có mã đăng nhập đến số điện thoại con bạn bổ sung hoặc con bạn có thể sử dụng ứng dụng bảo mật như Google Authenticator hay Duo Mobile.

Suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động

Hãy cảnh giác với những thông tin liên lạc thúc giục con bạn hành động ngay lập tức, đưa ra một điều gì đó nghe có vẻ quá tốt để trở thành sự thật hoặc yêu cầu thông tin cá nhân của con để đổi lại quà tặng, tiền, thẻ quà tặng.

Report và chặn

Nếu con bạn nhận được bất kỳ tin nhắn không mong muốn nào từ một người nào đó mà con không biết, thì việc report và chặn có lẽ là hành động tốt nhất. 

Vì cuối cùng, con bạn không có quyền kiểm soát những gì người khác nói và làm, nhưng con bạn có quyền kiểm soát những người có thể liên hệ với con trực tuyến, vì vậy đừng ngại nắm bắt quyền lực đó nếu bạn cần – bằng việc chặn họ.

Hầu hết các trang web mạng xã hội đều cho phép con bạn chặn người dùng.

how to identify a scammer on facebook

Không chấp nhận lời mời kết bạn từ những người con không biết

Những kẻ lừa đảo có thể tạo tài khoản giả để kết bạn với mọi người. Việc con bạn đồng ý kết bạn với những kẻ lừa đảo có thể cho phép chúng spam trên dòng thời gian của con bạn, gắn thẻ bạn trong các bài đăng và gửi cho bạn những tin nhắn độc hại (nội dung khiêu dâm, link chứa phần mềm độc hại, v.v.)

Xây dựng một mối quan hệ tin cậy cởi mở

Trò chuyện vừa là nền tảng vừa là chất xúc tác xây dựng mối quan hệ ý nghĩa và thân thiết giữa cha mẹ và con cái. Trò chuyện được xem là một trong những cách tốt nhất để con tự nhận thức và chủ động tránh xa khỏi những hiểm hoạ trên Internet.

Vì vậy bạn cần thường xuyên chia sẻ, trò chuyện với con về những vấn nạn trên Internet như scam, phishing, sexting, bắt nạt trực tuyến, chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội, sử dụng chất gây nghiện, v.v. để con hiểu được và chủ động bảo vệ bản thân khỏi những rắc rối này.

Đừng bên rằng hãy giữ việc giao tiếp cởi mở và bình tĩnh để con biết rằng con có thể đến gặp bạn khi con cảm thấy bất an hoặc lo lắng bởi bất kì nội dung hay tương tác nào trên mạng mà không sợ bị la mắng hay phán xét!

Chúc cha mẹ bảo vệ con trên mạng tốt hơn!!

Có thể bạn sẽ thích đọc về: