Một nghiên cứu về phản ứng sợ hãi trong thời gian dài được công bố trên Media Psychology cho thấy, trong số những người tiếp xúc với nội dung kinh dị, gây ám ảnh mà họ cảm thấy quá đáng sợ trong thời thơ ấu, hơn 26% cho rằng họ phải chịu những tác động tiêu cực kéo dài ít nhất một năm và đến tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, liệu nội dung kinh dị chỉ đơn thuần là những bộ phim về dị nhân, ma quỷ, bạo lực không có thật?
Bài viết bên dưới sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nội dung kinh dị, ảnh hưởng của nội dung kinh dị đến trẻ khủng khiếp và lâu dài ra sao và cách bảo vệ con khỏi những nội dung độc hại này.
Nội dung kinh dị trên Internet – Bao nhiêu là quá sức chịu đựng của trẻ?
Khả năng kém phân biệt thật giả
Theo William George, tiến sĩ nghiên cứu về tâm thần trẻ em và vị thành niên, bộ não đang phát triển của một con không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được cái nào thật và cái nào giả một cách chính xác mà người lớn có thể làm được.
Cha mẹ hoàn toàn có thể xem một chương trình truyền hình có liên quan đến zombie (xác sống) và cảm thấy rất bình thường vì cha mẹ thừa biết rằng điều này không có thật, tuy nhiên, đối với một đứa trẻ mẫu giáo hoặc cấp 1, điều này có thể trở nên vô cùng đáng sợ.
Cho đến khi con 10 tuổi, hầu hết trẻ sẽ hiểu rõ được sự khác biệt giữa tưởng tượng và thực tế và nếu nhìn vào mặt tích cực, con sẽ không quá sợ hãi khi thấy một hình ảnh kinh dị nào đó vì con có thể tự nhắc nhở mình rằng điều này không có thật.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sau 11 tuổi, con có thể thoải mái xem các bộ phim kinh dị, ma quỷ trên mạng mà phụ huynh không lo con gặp ác mộng. Bởi theo nghiên cứu, bên cạnh ma quỷ, nội dung kinh dị còn bao hàm những hình ảnh, video (có thể có thật) về bạo lực, tai nạn, máu me, v.v. là những thứ cực kỳ đáng lo ngại đối với trẻ em và nên hạn chế tiếp cận những kiểu nội dung này trước 16 tuổi.
Điều này cũng áp dụng cho nội dung khiêu dâm.
Những điều phụ huynh cần biết:
Nội dung kinh dị không chỉ đơn thuần là ma quỷ hay mang tính chất hù doạ
Nội dung kinh dị không chỉ bao gồm những bộ phim kinh dị không có thật như ma quỷ, bạo lực (Valak, The Conjuring, Saw, v.v.) mà còn là những hình ảnh/video về:
- Tai nạn
- Giết người
- Bạo lực
- Máu me
- Khủng bố, hành quyết, v.v.
Dạng nội dung kinh dị thứ hai hay xuất hiện dày đặc ở trên mạng xã hội hoặc trên các mẫu báo mạng, diễn đàn, những nội dung kinh dị này thường bị xem nhẹ bởi cha mẹ không biết rằng chúng càng khiến con bị tác động mạnh mẽ và tiêu cực hơn rất nhiều.
Với sự phát triển của internet và việc con phụ thuộc vào internet để học tập và giải trí, trẻ càng có rủi ro rất cao tiếp cận những nội dung độc hại này.
Đối với nội dung kinh dị không có thật, bộ não đang phát triển của con đang học cách để hiểu thế giới thực tế và những trải nghiệm phi thực tế như thế có thể làm sai lệch những gì chúng xem là bình thường. Vì trẻ nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm sống để có thể dũng cảm đối mặt hoặc gạt bỏ nó ra khỏi tâm trí, tiếp xúc với những thứ quá đáng sợ không chỉ gây ra việc sợ hãi bóng tối, nơi vắng người, tiếng động bất ngờ, mà có thể dẫn đến ám ảnh và lo lắng kéo dài nhiều năm sau đó.
Đối với các nội dung đáng sợ có thật như tai nạn, chặt đầu, bạo lực ,v.v không chỉ gây ra các tác động tiêu cực như trên mà nó còn tạo ra một môi trường mà đứa trẻ không cảm thấy an toàn và cho rằng nơi con đang sống, thế giới con đang ở, những người xung quanh con không an toàn.
Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con khỏi nội dung kinh dị?
Bên dưới là 7 lời khuyên giúp cha mẹ hạn chế con mình tiếp cận với nội dung kinh dị cũng như hiểu hơn về quan điểm của con về kiểu nội dung này thế nào:
- Khi xem TV cùng nhau, cha mẹ nên lựa chọn chương trình phù hợp với thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình.
- Trẻ em dưới 7 tuổi không nên xem bất cứ thứ gì có khả năng gây ra sự sợ hãi như nội dung liên quan đến máu me, quái vật, zombie, động vật hung hãn, bạo lực và những ngôi nhà ma ám. Đây là những nội dung kinh dị quá sức đối với trẻ ở độ tuổi này.
- Trẻ em khoảng 8 tuổi trở lên có thể xử lý những nội dung có cấp độ kinh dị nhẹ nhàng về ma quái hoặc bí ẩn. Tuy vậy, cha mẹ vẫn nên tiếp tục chọn các chương trình không đẫm máu hoặc bạo lực.
- Khi con trẻ đã đủ khả năng sử dụng Internet để học tập, chơi game online hoặc xem Youtube, hãy thường xuyên hỏi con: “Có điều gì trên mạng khiến con lo sợ hay không?”, “Con cảm thấy thế nào?”, “Điều này có quá đáng sợ so với mức chịu đựng của con không?”
5. Sử dụng công cụ lọc nội dung online: Như đã đề cập, nội dung khác cũng kinh dị không kém là hình ảnh máu me, hình ảnh giết người, tai nạn ra xảy ra đời sống thật thường ngày. Thường những hình ảnh này sẽ tràn lan trên các mạng xã hội, các báo mạng, diễn đàn vì vậy bên cạnh việc để mắt đến những gì con xem trên truyền hình, phụ huynh cũng cần phải bảo vệ con trên những thiết bị Internet mà còn sử dụng.
Công cụ hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quyền riêng tư của con.
6. Bên cạnh đó, hãy để ý đến những dấu hiệu bất thường của con nếu con bắt đầu có dấu hiệu sợ hãi hoặc căng thẳng tột độ. Chẳng hạn như sợ hãi khi đi ngủ, ở một mình, bóng tối, tiếng động lớn, một con vật cụ thể hoặc một trường hợp cụ thể như xuống nước.
7. Hãy tạo ra môi trường trò chuyện lành mạnh và thân mật giữa cha mẹ và con như một thói quen thường ngày bởi khi con tin tưởng và xem cha mẹ là một chỗ dựa vững chắc con, con sẽ chia sẻ với cha mẹ bất cứ thứ gì mà chúng cảm thấy thắc mắc, khó chịu, sợ hãi hoặc thậm chí là những vấn đề nhạy cảm nhất như tình dục và trong chủ đề này là về vấn đề nội dung kinh dị.
8. Chủ động luôn là đặc tính vốn có của các bậc cha mẹ hiện đại. Để bảo vệ con tốt hơn nữa khỏi mọi trang web khiêu dâm, bạo lực, giết người, dù con dùng bất kì thiết bị kết nối Internet nào, phụ huynh nên đặt trước Wifi Device, trở thành các bậc phụ huynh đầu tiên sở hữu giải pháp 24/7 bảo vệ con khỏi các trang web độc hại.
Những điều cha mẹ quan tâm: