Người dùng vốn dĩ yêu thích Instagram bởi cách mạng xã hội này thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và tạo điều kiện để người dùng thể hiện cá tính của mình, nhưng đi cùng với tất cả quyền tự do chia sẻ thông tin đó là một loạt các vấn đề an toàn, bao gồm việc tiếp cận nội dung không phù hợp, quấy rối hoặc bắt nạt trực tuyến hành vi xấu, v.v.
Trong số các tác nhân gây hại này, có 4 tác hại của Instagram đang tác động tiêu cực hằng ngày đến con bạn, dần thay đổi con bạn theo chiều hướng xấu hơn nếu con không thận trọng và sử dụng nó thông minh.
Instagram là gì?
Instagram là một mạng xã hội miễn phí, cho phép người dùng chia sẻ ảnh và video, theo dõi người nổi tiếng và bạn bè cũng như gửi tin nhắn. Những người dùng Instagram khác có thể xem ảnh của bạn và nhận xét về chúng. Instagram thuộc sở hữu của Facebook.
Sau khi tạo tài khoản, Instagram cho phép con bạn theo dõi bạn bè, những người nổi tiếng hoặc bất kỳ ai con muốn. Đây là mạng xã hội hình ảnh, nên con bạn chỉ có thể chia sẻ hình ảnh/video. Instagram cũng có các loại bộ lọc và công cụ chỉnh sửa hình ảnh để làm cho bài đăng của con bạn trông bắt mắt và hấp dẫn hơn.
Instagram có thêm tùy chọn vị trí vào bài đăng của mình, nhưng vị trí là một dạng thông tin khá nhạy cảm và dễ bị kẻ xấu lợi dụng, trẻ em và thanh thiếu niên không nên sử dụng chức năng này, bên cạnh đó là một vài chức năng khác như:
- Tin nhắn trực tiếp (DM): Con bạn có thể gửi tin nhắn trực tiếp cho một hoặc nhiều người – bao gồm cả những người con không theo dõi và những người không theo dõi con.
- Story: Đây là các video hoặc trình chiếu có độ dài 15 giây, sau khi được chia sẻ, Story sẽ tồn tại trong 24 giờ và bất cứ ai theo dõi con bạn đều sẽ thấy và con bạn sẽ biết được ai xem. Sau thời gian này, Story sẽ biến mất trừ khi con bạn thêm vào phần Highlights. Lúc này, người khác vẫn có thể xem được story trên mục Highlights dù đã quá 24 giờ, tuy nhiên Instagram sẽ không hiển thị ai đã xem.
- Tin nhắn biến mất: Đây là một tính năng giống như Snapchat cho phép con gửi tin nhắn ảnh hoặc video được hẹn giờ mà người nhận chỉ có thể xem một lần trước khi chúng biến mất.
Bên cạnh đó, tài khoản của con bạn sẽ có 2 chế độ: Công khai và Riêng tư. Ở chế độ công khai, tất cả mọi người (dù không theo dõi con) sẽ thấy được hình ảnh/video đăng tải của con, ngược lại ở chế độ Riêng tư, chỉ những ai theo dõi con mới xem được (những người không theo dõi vẫn có thể biết được tên hiển thị, tên profile và bio).
Có thể bạn cũng sẽ cần kiến thức này:
Trẻ em bao nhiêu tuổi nên sử dụng Instagram?
Theo đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA), hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều được thiết kế cho người dùng từ 13 tuổi trở lên. Mọi trường hợp ngoại lệ ‘mọi lứa tuổi’ (chẳng hạn như Minecraft) đều cần có sự đồng ý rõ ràng của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp trước khi con có thể tạo tài khoản nếu người dùng nhỏ tuổi hơn.
Luật đã quy định rằng 13 tuổi là độ tuổi trẻ em đủ độc lập để tự mình bước vào thế giới trực tuyến. Tuy nhiên, liệu Instagram có thực sự phù hợp cho con bạn phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của cha mẹ và người giám hộ hợp pháp. Nếu con bạn trên 13 tuổi, đủ tuổi để tham gia mạng xã hội và bạn cảm thấy con đã sẵn sàng để thiết lập tài khoản mạng xã hội của riêng mình, bạn có thể cho phép con đăng ký.
Tuy nhiên, theo điều khoản dịch vụ, người dùng phải đủ 13 tuổi, nhưng không có quy trình xác minh độ tuổi, vì vậy trẻ em dưới 13 tuổi rất dễ đăng ký và tiếp cận với nội dung không phù hợp. Common Sense đánh giá Instagram từ 15 tuổi trở lên vì nội dung dành cho người trưởng thành, rủi ro cao của việc tiếp cận người lạ.
Hiện Instagram đã thông báo họ sẽ cho ra mắt phiên bản Instagram dành cho trẻ dưới 13 tuổi, nhưng liệu có thật sự hiệu quả và an toàn hay không?
Tại sao giới trẻ lại dùng Instagram?
Những thanh thiếu niên sử dụng Instagram như một cách để thể hiện bản thân như ca hát, tác phẩm nghệ thuật, thơ ca và video thể hiện tài năng của họ thường có xu hướng có trải nghiệm tích cực với ứng dụng. Việc trẻ sử dụng Instagram cân bằng với các hoạt động khác (không chỉ là việc lướt lướt newsfeed), con bạn có thể xây dựng mạng lưới kết nối bạn bè hữu ích và xây dựng hình ảnh tích cực của bản thân.
Tuy nhiên, cuộc sống không phải là màu hồng, nếu không sử dụng thông minh và đúng đắn, con bạn sẽ bị tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến nhận thức, quá trình phát triển về vật chất lẫn tinh thần của con.
4 tác hại của Instagram khiến con bạn trở nên tiêu cực hơn
Chủ nghĩa hoàn hảo – nơi người dùng Instagram phấn đấu
Instagram được thúc đẩy bởi “lượt thích”, điều này có thể nhanh chóng biến nền tảng này thành một cuộc thi xem ai là quán quân của việc nhận liều lượt thích nhất. Sự nhấn mạnh về lượt theo dõi và lượt thích này có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ, trẻ có thể sẽ trở nên ghen tị khi bạn mình nhận được nhiều lượt thích hơn hoặc trở nên quá lo lắng về việc mình sẽ bị xem là tầm thường nếu bài đăng mình lượt thích và lượt theo dõi thấp.
Từ đây dẫn đến trường hợp là nhiều trẻ cố gắng tạo ra nhiều nội dung ấn tượng nhất có thể để lôi kéo sự chú ý của người khác, khiến lượt theo dõi tăng và lượt thích tăng. Điều này có thể khiến trẻ thử các thử thách nguy hiểm, mạo hiểm ở những nơi không an toàn để chụp tấm ảnh độc đáo nhất hoặc tạo dáng trong trang phục không phù hợp (dễ trở thành nạn nhân của sexting).
Những người trẻ tuổi cũng có thể gặp khó khăn khi nhận ra rằng không phải mọi thứ họ thấy trên Instagram đều là thật. Những bộ lọc và công cụ chỉnh sửa ảnh có thể thay đổi diện mạo của một người, điều này có thể tạo ra mong muốn về sự hoàn hảo không thể đạt được. Nó cũng làm suy giảm sự tự tin của trẻ và khiến con bạn bị ám ảnh bởi hình ảnh cơ thể hoàn hảo và tự ti về cơ thể mình. Một số hashtag như #thighgap hoặc #skinnyinspiration) cũng khiên trẻ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh bản thân.
Rủi co tiếp cận nội dung độc hại cao
Instagram có tính năng Khám phá, tính năng này sắp xếp nội dung công khai theo thuật toán dựa trên sở thích và tương tác của người dùng. Những nội dung nào nhận nhiều lượt thích, bình luận và lượt click sẽ dễ dàng hiển thị đầu tiên. Thường những nội dung dễ nhận được sự chú ý sẽ liên quan đến hình ảnh/video khiêu dâm, người lớn.
Không chỉ nội dung khiêu dâm, do việc tìm kiếm trên Instagram cũng có thể dùng hashtag, vì vậy con bạn có thể tiếp cận phải những thử thách nguy hiểm, những người dùng có quan điểm sai lệch hoặc phân biệt chủng tộc, những cá nhân sử dụng chất kích thích, ảnh bạo lực và các nội dung không phù hợp khác.
Vì vậy để đảm bảo môi trường mạng của con bạn được an toàn và lành mạnh hơn, nhiều phụ huynh đã sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet, bao gồm:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
- Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech
Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con bạn tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quá sâu vào quyền riêng tư của con.
Con bạn có thể kết nối với bất kỳ ai trên Instagram
Như đã đề cập, người dùng Instagram có hai tùy chọn tài khoản được tìm thấy trong phần cài đặt: công khai và riêng tư. Chế độ công khai cho phép bất kỳ người dùng Instagram nào cũng có thể xem và theo dõi tài khoản của con bạn; điều này có lợi cho những người muốn đạt nhiều lượt theo dõi hay lượt thích trên mạng xã hội, nhưng nó lại gây ra nhiều lo ngại về an toàn.
Bạn không bao giờ biết ai có thể tương tác với ảnh và video của con bạn, lưu chúng về và sử dụng chúng với các mục đích xấu xa như bôi nhọ, trêu đùa cơ thể con bạn chẳng hạn hoặc gửi cho con bạn những tin nhắn và nhận xét không mong muốn.
Bắt nạt trên mạng
Đây là một vấn đề muôn thở với mọi mạng truyền thông xã hội. Do tính chất ẩn danh, khó truy vết, thủ phạm hoàn toàn có thể là bạn bè của con bạn hoặc người lạ ngẫu nhiên (nếu con bạn để tài khoản công khai).
Việc bắt nạt trực tuyến tương đối phổ biến — một cuộc khảo sát vào tháng 3 năm 2019 từ Trung tâm Nghiên cứu Bắt nạt Trực tuyến cho thấy 36,5% người được hỏi đã từng trải qua bắt nạt trên mạng vào một thời điểm nào đó trong đời. Nó khiến họ phải trải qua cảm giác lo lắng, rối loạn lo âu, bạo lực học đường, trầm cảm và các hậu quả tiêu cực khác.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy thanh thiếu niên dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội có nhiều khả năng có các triệu chứng trầm cảm và hành vi tự tử. Instagram cũng có liên quan đến sự lo lắng, cô đơn và “sợ bỏ lỡ” (FOMO). Nếu thiết bị của con bạn không có tính năng lọc nội dung, chúng có thể bắt gặp những ảnh hoặc video nhạy cảm, không phù hợp — thậm chí là những ảnh thể hiện hành vi tự hại bản thân hoặc chứng rối loạn ăn uống.
Bảo vệ con trên mạng xã hội có thể đặt ra nhiều thách thức cho các bậc cha mẹ. Mặc dù bạn tôn trọng quyền riêng tư của con, cho con sự tự chủ và không muốn giới hạn con, bạn cần bảo vệ con trên thế giới Internet đầy rẫy những thứ độc hại này, để con được phát triển lành mạnh và khoẻ mạnh.
Bạn có thể sẽ thích những nội dung này: