TOP 3 lý do giải thích tại sao TikTok cực kì dễ gây nghiện cho trẻ em

3 lý do tại sao trẻ em rất dễ bị nghiện TikTok

Tại sao TikTok cực kì dễ gây nghiện cho trẻ em? Theo Trung tâm Quốc gia về Trẻ em mất tích và Bị bóc lột (NCMEC), hơn 70 triệu hình ảnh và video ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em đã được phát hiện vào năm 2020. Nếu như so với năm 2019, con số này tăng đến 50%.

Các bậc cha mẹ có thể thấy những nội dung độc hại tràn lan như thế nào trên Internet. Đó là lý do tại sao nhiều bậc cha mẹ đã sử dụng CyberPurify Kids để phát hiện và làm mờ 15 loại nội dung có hại trong thời gian thực. Trước khi tải về thì hãy cùng nhau tìm hiểu 3 lý do khiến TikTok cực kì dễ gây nghiện cho trẻ em nhé!

3 lý do tại sao TikTok cực kì dễ gây nghiện cho trẻ em

Video dài 15 giây và tác động tâm lý đến con người

Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 của Đại học Y khoa và Khoa học Rosalind Franklin, khoảng chú ý trung bình của con người hiện nay là 8 giây, ngắn hơn so với thời gian trước đó.

Theo Philipp Lorenz-Spreen thuộc Viện Phát triển Con người Max Planck, việc bùng nổ số lượng nội dung khiến “cạn kiệt” khả năng chú ý của con người, liên tục thúc đẩy họ tìm kiếm những nội dung, thông tin mới mẻ hơn vì vậy mà con người phải chuyển đổi giữa các chủ đề, video thường xuyên hơn.

Tại sao TikTok lại gây nghiện? Các nền tảng như Instagram hay TikTok này đã tạo ra định dạng phù hợp chính xác với khung thời gian này, tạo điều kiện cho con bạn có thể lướt qua hàng triệu video dài 10-15 giây một cách dễ dàng.

Hiện nay trung bình một đứa trẻ từ 4-15 tuổi dành 80 phút xem TikTok một ngày, trong khi một video chỉ dài chừng 15 giây, điều này có nghĩa TikTok đã “hấp dẫn” con bạn lướt qua tầm 320 videos một ngày.

why my child is addicted to TikTok
Tại sao TikTok cực kì dễ gây nghiện cho trẻ em?

Sau khi gây chú ý, các nền tảng video ngắn như TikTok nói riêng nhắm đến mục tiêu đến hệ thống phần thưởng của người dùng. Vốn dĩ các hành động của con người được thúc đẩy bởi các nhu cầu thiết yếu như thức ăn, tình dục, giấc ngủ, v.v. và phần thưởng.

Bộ não của chúng ta cảm thấy được khen thưởng khi thực hiện một hành động hoặc hành vi mang lại cho chúng ta niềm vui. Và việc xem thông tin thú vị, mới mẻ cũng là một trong những hoạt động mang lại phần thưởng cho bộ não.

Hệ thống khen thưởng được kích hoạt bởi Dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng trong những tình huống vui vẻ, thú vị và kích thích. Chính vì vậy, Dopamine tạo ra một vòng tròn thúc đẩy con người thực hiện lại các hành động mang lại cho họ niềm vui.

Quá trình này trước đây thường xuyên được tìm thấy trong các hành vi nghiện như nghiện chất kích thích hay nghiện xem phim đen, giờ đây đã xuất hiện trong các video trên TikTok.

Vì vậy, khi con bạn không thích một video nào đó, con bạn sẽ tiếp tục và liên tục “quẹt xuống” để đạt được phần thưởng mong muốn – sự vui vẻ, thú vị, cùng với đó là các nội dung, thông tin mới sẵn sàng cuốn hút con bạn.

Có thể bạn sẽ thích đọc về:

Con bạn có thể xem bất kỳ nội dung nào trên TikTok kể cả khi không đăng ký tài khoản

Ở độ tuổi thanh thiếu niên, con bạn rất dễ bị tác động bởi các yếu tố người lớn như hình ảnh hở hang, quyến rũ, hay nội dung mang yếu tố kích thích, tình dục v.v. vậy thì hãy tưởng tượng xem khi TikTok không dán nhãn hay cảnh báo nội dung không phù hợp với lứa tuổi, cũng như là cho người dùng xem mọi videos thì con bạn đã xem qua bao nhiêu nội dung độc hại và không phù hợp rồi?

How many kids use TikTok?
Tại sao TikTok có hại cho trẻ em tuổi vị thành niên?

Tại sao TikTok lại gây nghiện? – Thuật toán TikTok

Các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram sử dụng thuật toán để hiểu rõ hành vi của từng người dùng chẳng hạn như họ thích và không thích những video nào.

Ví dụ: khi con bạn xem lại video nào đó lâu hơn các video khác, xem lại video nhiều lần, nhấn thích hoặc chia sẻ video, thuật toán sẽ cho rằng con bạn thích thể loại này và theo theo dõi thông tin nội dung thông qua Hashtag #.

Sau đó, thuật toán sẽ đánh giá mọi video được tải lên và ước lượng khả năng con bạn sẽ thích bằng cách sử dụng các thông tin đã thu thập được. Vì vậy, khi con bạn tương tác với một thể loại video cụ thể chẳng hạn như video cover lại điệu nhảy trên một nền nhạc nhất định nào đó, khả năng rất cao con bạn sẽ thấy những video tương tự.

Is Facebook Messenger Kids safe
Thuật toán TikTok khiến ứng dụng này trở nên cực kì gây nghiện

Tóm lại là?

Hầu hết người dùng của các nền tảng như Instagram và Tik Tok thuộc nhóm tuổi trẻ em, trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên và các đối tượng trong độ tuổi này đặc biệt dễ bị nghiện do bộ phận trong não chịu trách nhiệm cho việc lý giải logic, phân tích, nhận thức chưa phát triển toàn diện và phát triển chậm hơn so với bộ phận não về cảm xúc.

Chính vì vậy mà cha mẹ cần lưu tâm hơn nữa bởi sự kết hợp của thuật toán (ngày một hoàn thiện tốt hơn, chính xác hơn), khoảng thời gian chú ý ngày càng ngắn của con người và nhu cầu sử dụng Dopamine có tác động vô cùng tiêu cực về sau. Tất cả những điều này đều

Vậy, làm sao để bảo vệ con tốt hơn trên TikTok?

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc “Làm sao để bảo vệ con tốt hơn trên TikTok?”. Bạn không thể để con tự do xem và đăng tải thoải mái trên TikTok, nhưng bạn cũng không thể cực đoan mà cấm con bạn xem hoặc sử dụng TikTok, khi đó bạn sẽ hạn chế con bạn kết nối với bạn bè, tiếp cận với các nội dung hay ho hoặc rèn luyện khả năng sáng tạo của con.

Ranh giới giữa bảo vệ con và gò bó con là vô cùng mỏng manh.

Hãy chấp nhận rằng bất kỳ mạng xã hội nào cũng có mặt tốt và mặt trái. Việc cần làm là tiếp cận với mặt tốt và hạn chế tiếp xúc với mặt trái. Bên dưới là một số lời khuyên dành cho cha mẹ:

  • Tự làm quen và trải nghiệm với phương tiện truyền thông xã hội: Đừng thụ động, hãy chủ động cập nhật và tìm hiểu những nền tảng phổ biến với giới trẻ.
  • Sử dụng công cụ lọc nội dung: Việc chủ động giáo dục con là một điều tốt. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thêm các công cụ lọc nội dung online miễn phí để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet (đừng quên là nội dung độc hại không chỉ là nội dung khiêu dâm mà còn là giết người, khủng bố, ma quỷ, v.v. những thứ làm con bạn khiếp sợ).
  • Liên tục trò chuyện với con nội dung nào là phù hợp và không phù hợp với con trên mạng xã hội và trên Internet. Bạn có thể thảo luận với con lí do tại sao TikTok có hại cho trẻ em và nhắc nhở con thông báo với bạn khi con nhìn thấy những gì khiến con lo ngại.
Làm sao để bảo vệ con tốt hơn trên TikTok?
  • Dạy con các kỹ năng mềm khi sử dụng Internet: Nuôi dạy con cách ứng xử, thấu hiểu, bảo vệ bản thân không chỉ quan trọng ở thế giới thật mà còn trên thế giới ảo, nơi con và cả bạn tiếp xúc và sử dụng mỗi ngày. Nhờ đó, bạn có thể bảo vệ con tốt hơn trên TikTok ngay cả khi bạn không ở bên con.
  • Dạy con về dấu chân kỹ thuật số (Digital Footprint): chẳng hạn như những gì con gửi đi hoặc đăng tải sẽ tồn tại vĩnh viễn trên Internet và con có rủi ro rất cao bị tấn công tình dục trực tuyến, trở thành con mồi của kẻ săn mồi tình dục, tấn công tình dục trực tuyến, tống tiền. 
  • Để ý đến những dấu hiệu tinh thần bất thường của con: thức quá khuya, tránh xa các thành viên trong gia đình, đột nhiên không muốn dùng mạng xã hội, tự ti, ít nói, v.v. rất có thể là dấu hiệu con bị tấn công tình dục trên mạng hoặc trở thành nạn nhân của bạo lực trực tuyến.

Nhận biết sớm những dấu hiệu này sẽ giúp bạn bảo vệ con tốt hơn trên TikTok nói riêng và các nền tảng mạng xã hội khác nói chung.

Tuy nhiên, tuỳ vào vấn đề của con, nếu như bạn đã cân nhắc đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu và thấy rằng TikTok mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích cho con, chúng tôi khuyên bạn không nên cho con dùng TikTok. Bạn có thể cân nhắc sử dụng CyberPurify Egg để tự động bảo vệ các thiết bị Internet trong nhà khỏi việc sử dụng TikTok.

Có thể bạn sẽ thích đọc về:

  10 thử thách TikTok nguy hiểm đến tính mạng của con bạn!

  Ảnh hưởng của nội dung kinh dị đến con bạn - Những gì cha mẹ thường bỏ qua

  TOP 5 lời khuyên cha mẹ cần biết để giúp con học online hiệu quả