Các nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội thường xuyên dễ trở thành đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các bài đăng trên mạng xã hội. Bằng chứng là theo một chuyên gia tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Y tá Tâm thần Hoa Kỳ, trải nghiệm công nghệ kỹ thuật số ở thanh thiếu niên có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của họ. Một số chuyên gia nhận định rằng: “Việc sử dụng mạng xã hội có thể là yếu tố quan trọng dẫn đến vấn nạn tự tử ở người trẻ”.
Hãy cùng CyberPurify tìm hiểu nội dung độc hại trên Instagram khiến con bạn có rủi ro tự kết liễu đời mình thế nào?
Tự tử vì thường xuyên thấy nội dung độc hại trên Instagram
Vào tháng 12 năm 2017, cô bé tên Molly Russell, 14 tuổi, sống ở Anh, đã tự kết liễu cuộc đời mình. Khoảng một năm sau, cha của cô bé, Ian Russell, cho rằng “Instagram đã giúp con gái tôi tước đi cuộc sống của nó.” bởi sau khi Molly tự tử, gia đình cô phát hiện ra rằng cô đã theo dõi một số tài khoản Instagram đăng ảnh tự làm hại bản thân, trầm cảm và tự tử.
Ông tin rằng những bài đăng này đã ảnh hưởng đến con gái ông để đi đến quyết định quyết liệt đó.
Nguồn: Gia đình Molly Russell
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết người dùng mạng xã hội là thanh thiếu niên – đặc biệt là Instagram đã chứng kiến sự gia tăng đột biến ở người dùng vị thành niên trong những năm gần đây. Câu hỏi được đặt ra là liệu những người khác như Molly bị ảnh hưởng đến việc tự làm hại bản thân bởi những bài đăng trên mạng xã hội như vậy không?
Nội dung độc hại ảnh trên Instagram hưởng đến trẻ em như thế nào?
Không khó để hiểu lý do tại sao cha của Molly lại nói về Instagram đã ảnh hưởng đến Molly. Trên Instagram có rất nhiều hashtag liên quan đến tự tử và dẫn đến hàng trăm bài đăng, trong đó thậm chí có một số nội dung còn khuyến khích và thậm chí lãng mạn hóa việc tự làm hại bản thân.
Rủi ro thực hiện hành vi nguy hiểm
Với những thay đổi về tâm sinh lý, tuổi tên dường như trở thành một khoảng thời gian khá “hỗn loạn” với mọi trẻ vị thành niên khi con bạn rất dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài, thực hiện theo đó mà không thực sự hiểu hậu quả của nó.
Ví dụ điển hình như một cậu bé 15 tuổi khi chia tay với bạn gái phải đối mặt với sự từ chối hoặc trải qua bất kỳ căng thẳng, cảm xúc tiêu cực nào khác sau đó rất dễ bị tác động bởi những bài đăng trực tuyến khuyến khích việc tự làm hại bản thân vì nó giúp giảm bớt nỗi đau về mặt tinh thần.
Nếu hành vi nguy hiểm của trẻ được phép tiếp tục mà không được kiểm soát, hay không có sự nhận thức của cha mẹ về việc này, điều này sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân của thanh thiếu niên, gây thêm căng thẳng cho cuộc sống của họ, khiến họ càng có hành vi tự làm hại bản thân để giảm bớt nỗi đau về mặt tinh thần. Từ đó, chu trình lặp lại, con bạn vẫn sẽ tiếp tục và tiếp tục làm hại mình.
Rủi ro lặp lại nội dung độc hại tương tự
Mặc dù Instagram có sẵn các thuật toán để phát hiện bất kỳ các từ ngữ mang tính tự làm hại nào, nhưng các tùy chọn này có thể dễ dàng bị loại bỏ khi trẻ có thể chỉ cần nhấp vào “bỏ qua” và loại bỏ cảnh báo về nội dung bật lên trên màn hình khi ai đó chạy tìm kiếm các cụm từ này trên nền tảng.
Bạn có thể cũng sẽ thích đọc về:
—
Hơn nữa, nếu như con bạn thích một trang hoặc hashtag trên Instagram, nền tảng sẽ đề xuất các bài đăng tương tự để con bạn đó theo dõi. Điều này dẫn đến việc những người dùng tìm kiếm các bài đăng mang nội dung độc hại để có thể truy cập nhiều bài giống nhau hơn, điều này có thể làm suy nghĩ của họ trở nên trầm trọng hơn. Đây chính là lí do tại sao cô bé Molly ở đầu câu chuyện không thể thoát khỏi những nội dung độc hại này.
Bên cạnh nội dung khuyến khích tự làm hại bản thân, một số loại nội dung độc hại trên Instagram khác thực sự dẫn đến rất nhiều vấn đề liên quan đến hình ảnh cơ thể, rối loạn chuyển hóa cơ thể, áp lực bạn bè, rối loạn ăn uống, v.v. và những nội dung này đang không ngừng tác động mạnh mẽ đến góc nhìn của con bạn.
Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con tốt hơn khỏi nội dung độc hại trên Instagram?
Đừng cấm con sử dụng Instagram
Nếu như bạn trở nên quá cực đoan mà cấm con sử dụng mạng xã hội, bạn đang không tôn trọng quyền riêng tư trên mạng của con cũng như hạn chế con tiếp cận với những lợi ích mà mạng xã hội mang lại.
Tiến sĩ Vivek đã chỉ ra một thực tế rất đơn giản của Internet – bạn không thể cấm mọi thứ vì việc cấm sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Thanh thiếu niên sẽ luôn phải chịu một số căng thẳng hoặc áp lực nhất định. Tuy nhiên, khi hành vi này được đưa đến một nền tảng kỹ thuật số thì nó mới được chứng minh là rất phức tạp và đa chiều. Có thể con bạn gặp vấn đề về sức khoẻ tinh thần nhưng không thể khẳng định một cách mù quáng rằng chỉ vì mạng xã hội mà con mới bị ảnh hưởng như thế.
Thay vì cấm con, những gì cần thiết thực chất mà cha mẹ cần làm là rèn luyện cho trẻ kỹ năng sống, quản lý căng thẳng. Cha mẹ cần khuyến khích con bạn nói chuyện. Nếu con bạn sợ hãi về những gì đang xảy ra, hãy hỏi một cách tò mò và thân mật về điều đó, việc trò chuyện là một trong những cách hiệu quả nhất có thể giúp trẻ chia sẻ nỗi sợ hãi với bạn.
Sử dụng công cụ lọc nội dung
Bảo vệ con trên mạng xã hội có thể đặt ra nhiều thách thức cho các bậc cha mẹ. Mặc dù bạn tôn trọng quyền riêng tư của con, cho con sự tự chủ và không muốn giới hạn con, bạn cũng rất cần bảo vệ con trên thế giới Internet đầy rẫy những thứ độc hại này, để con được phát triển lành mạnh và khoẻ mạnh.
Vì vậy để đảm bảo môi trường mạng của con bạn được an toàn và lành mạnh hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet, bao gồm:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
- Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech
Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con bạn tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quyền riêng tư của con.
Không ngừng trò chuyện và hỗ trợ con
Để bảo vệ con tốt hơn, bạn nên sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ, kết hợp với sự quan tâm và chăm sóc đúng cách của cha mẹ. Đó là lý do bạn cần liên tục giúp con cảm thấy được chấp nhận và hiểu nhiều hơn, điều đó sẽ giúp khuyến khích giao tiếp trong gia đình. Điều này sẽ có tác động đáng kể hơn đến đứa trẻ có thể bị rối loạn cảm xúc.
Hành vi nguy hiểm và tự tử thường xuất phát từ việc cảm xúc bị dồn nén, khi con tin rằng không còn ai trên đời này có thể hiểu và giúp được con cả.
Đó là lý do tại sao khi bạn tạo điều kiện cho con bạn chia sẻ, con sẽ thoải mái trò chuyện về những gì chúng sợ, những gì chúng thấy, từ đó bạn sẽ có những biện pháp kịp thời để trấn an, an ủi con cũng như là bảo vệ con trước những cách biến cố tâm lý trầm trọng hơn xảy ra sau này chẳng hạn như là rối loạn lo âu, trầm cảm, hoặc chán ăn, thậm chí có thể dẫn đến tự tử.
Nhận thức khách quan về vấn đề
Tiến sĩ Gangadhar chỉ ra rằng bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với thanh thiếu niên, một số người đã sử dụng các diễn đàn này một cách lành mạnh và sử dụng nó để giải quyết một số vấn đề quan trọng như sức khỏe tâm thần. Ví dụ như Youtuber người Canada gốc Ấn Độ Lilly Singh sử dụng kênh của cô ấy || Superwoman || để lan truyền những thông điệp tích cực và đã nói về cuộc đấu tranh của cô ấy với căn bệnh trầm cảm.
Instagram hoàn toàn có thể là một cộng đồng hỗ trợ trực tuyến nơi những con người an ủi nhau và mang lại những lời khuyên động lực cho nhau.
Có thể bạn cũng sẽ thích những nội dung này:
—