Trong thời đại công nghệ hiện nay, chúng ta có thể thấy bản thân mình bị ngập chìm trong những câu chuyện về bi kịch và bạo lực. Những thông tin đó rất phổ biến vì chúng ta có thể mở điện thoại hoặc máy tính xách tay của mình và gần như ngay lập tức nhìn thấy video về các vụ xả súng hàng loạt, hình ảnh của một giết người, tin tức về bóc lột tình dục, về các cuộc tấn công khủng bố. Người lớn chúng ta còn không chịu nổi khi nhìn thấy những nội dung gây ám ảnh này, thế thì con chúng ta thì sao?
Khi nói đến việc con cái tiếp xúc với nội dung gây phiền nhiễu, nội dung gây ám ảnh hoặc không phù hợp trên mạng, một sự thật mà phụ huynh phải chấp nhận là đó không phải là vấn đề “nếu” mà là “khi nào” bởi rủi ro rất cao trẻ tiếp cận với nội dung không phù hợp trên mạng.
Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, bạn nên làm gì khi trẻ thấy nội dung gây ám ảnh trên Internet?
Làm gì để giảm thiểu rủi ro trẻ tiếp cận nội dung gây ám ảnh trên Internet?
Chuẩn bị tinh thần trước cho con bằng cách trò chuyện
Có một số chiến lược phòng ngừa mà bạn có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro và tác động lâu dài có thể xảy ra khi tiếp xúc với nội dung trực tuyến. Một trong những chiến lược phòng ngừa hiệu quả đầu tiên là: Bắt đầu có những cuộc trò chuyện cởi mở xung quanh vấn đề an toàn Internet và các chiến lược để xử lý khi có sự cố, ngay khi con bạn có quyền truy cập vào một thiết bị điện tử.
Thay vì giấu giếm, bạn nên vừa kết hợp giữa sự khéo léo và thẳng thắn và thừa nhận với con bạn rằng khả năng cao là chúng có thể gặp các trang web đáng sợ hoặc không phù hợp – mà bản thân chúng biết là không dành cho trẻ em.
Bạn nên nêu tên cụ thể cho những nội dung cần chú ý, không chỉ áp dụng cho mỗi nội dung khiêu dâm hay phim người lớn, mà còn là các trang web có hình ảnh thô lỗ hoặc đáng sợ, ngôn ngữ chửi thề hay những nội dung gây ám ảnh khác như ma quỷ, giết người, tai nạn, máu me, v.v.
Tạo môi trường trò chuyện thoải mái và gần gũi
Bạn cần cho con hiểu và liên tục nhắc nhở con rằng, nếu có điều gì đó mà con thấy trên mạng làm con khó chịu, bạn muốn con nói cho bố mẹ biết ngay. Một số trẻ em cảnh giác với việc nói với người lớn về những gì chúng đã thấy vì sợ rằng mình sẽ gặp rắc rối. Bạn có thể trấn an con bằng cách hứa không lấy thiết bị của con đi.
Để dạy trẻ rất nhỏ cách xác định nội dung không phù hợp trực tuyến, bạn cũng có thể nói về cách cơ thể chúng sẽ phản ứng thế nào nếu điều gì đó khiến chúng khó chịu. Ví dụ: khi con bạn xem nội dung hung hăng hoặc giết người, chúng có thể đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, tim đập nhanh hơn, cảm thấy sợ hãi, khó ngủ, ác mộng, cảm giác khó khăn khi không nghĩ về các sự kiện kinh khủng này, v.v.
Bạn có thể giải thích cho con mình rằng nói chuyện với người lớn về thời điểm con có những cảm giác đó có thể giúp con loại bỏ cảm giác tồi tệ tốt hơn.
Cài đặt bộ lọc nội dung trực tuyến
Với bản chất phức tạp của vấn đề, rất khó để loại bỏ hoàn toàn nội dung không phù hợp trong thế giới bão hòa internet ngày nay, vì vậy một giải pháp không giải quyết được tất cả, phụ huynh nên kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để giảm thiểu tối đa con tiếp cận nội dung không phù hợp trên mạng.
Bên cạnh việc nói chuyện với con, để bảo đảm an toàn mạng cho trẻ, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để lọc và ẩn nội dung không phù hợp trên bất kì trình duyệt nào con sử dụng:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v.
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v.
- Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech
Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí và bạn có thể dễ dàng tải chúng dưới dạng tiện ích bổ sung trên trình duyệt.
Làm gì khi trẻ tiếp cận nội dung gây ám ảnh trên Internet?
Bình tĩnh và lắng nghe con
Có lẽ con gái bạn đã tình cờ thấy một bức ảnh khiêu dâm trên Instagram. Có thể con trai bạn tình cờ xem đoạn video khủng bố trên YouTube. Hoặc có thể con bạn đã xem các chủ đề Reddit có nội dung tục tĩu về kì thị chủng tộc, các trang web hiển thị ảnh tự làm hại bản thân, hoặc video khiêu dâm.
Dù là bất kì nội dung gây ám ảnh nào đi nữa, nếu bạn nghi ngờ con bạn đang gặp khó khăn và có những vấn đề về tâm lý sau khi nhìn thấy điều gì đó khủng khiếp trên mạng? Trước tiên bạn hãy giữ bình tĩnh.
Mục đích của việc bình tĩnh là để làm cho đứa trẻ cảm thấy chúng có thể tìm đến với bạn nếu một tình huống tương tự xảy ra trong tương lai. Bên cạnh đó, việc bình tĩnh cũng giúp bạn sáng suốt khi tìm cách giải quyết vấn đề hơn.
Bạn nên nhẹ nhàng hỏi con bạn về những gì chúng đã thấy và cảm giác của chúng như thế nào. Chủ ý là cố gắng khiến trẻ cởi mở và nói về điều đó để giúp trẻ xử lý bất cứ điều gì khiến chúng đau khổ.
Khi con bạn không chịu mở lời
Hãy nhớ rằng nhiều trẻ em sẽ không nói cho người lớn biết những gì chúng đã thấy hoặc cảm giác của chúng. Con cũng có thể lúng túng, hoặc lo lắng rằng con sẽ không được sử dụng thiết bị của mình nữa.
Nếu con bạn đã thay đổi đáng kể theo bất kỳ cách nào, đó có thể là dấu hiệu trẻ đang đau khổ. Bạn muốn đảm bảo rằng mình đang theo dõi tình trạng của trẻ bằng cách để ý xem chúng có thức dậy vào ban đêm hay có bất kỳ thay đổi hành vi nào khác hay không.
Giải thích rằng một số điều trực tuyến không chắc là sự thật
Có thể hữu ích để giải thích cho con bạn rằng không phải tất cả thông tin trên internet đều là thật hoặc hữu ích, và phần lớn thông tin đó chỉ là giả vờ và được tạo ra cho người lớn. Bạn có thể thử giải thích rằng rất nhiều hình ảnh và video trực tuyến – giống như phim – là phiên bản phóng đại của cuộc sống thực và được thiết kế để gây sốc.
Khi con bạn hiểu ra rằng những nội dung gây ám ảnh trên không được tạo ra cho con, và nó có thể thực sự đáng sợ nhưng nó không thể làm tổn thương con bạn.
Nếu trẻ thấy hình ảnh kinh dị trên mạng – cảnh quay hoặc hình ảnh từ một sự kiện đáng sợ trong đời thực – chẳng hạn như một cuộc tấn công khủng bố – thì bạn nên trấn an con bạn rằng chúng ta đang sống ở một quốc gia rất an toàn hoặc nhấn mạnh mức độ hiếm có của những sự kiện đó.
Để ý đến những biểu hiện tâm lý bất thường
Nếu bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng căng thẳng sang chấn hoặc các triệu chứng đau buồn khác xuất hiện (ví dụ như lo lắng, khó ngủ, ác mộng, tăng kích thích, cảm giác bất lực, khó khăn khi không nghĩ về các sự kiện kinh khủng, tâm trạng chán nản, đau khổ , v.v.), hãy cố gắng:
- Giảm lượng tin tức hoặc phương tiện bạn đang xem. Đôi khi việc dành thời gian giúp con tạm thời cách ly khỏi các phương tiện truyền thông cũng rất hữu ích
- Gia tăng số lượng các hoạt động tích cực trong cuộc sống của con bạn (ví dụ: xem phim, đọc sách, xem các chương trình mang lại niềm vui).
- Tham gia các hoạt động giúp con bạn cảm thấy vững vàng và an toàn (dành thời gian cho những người thân yêu, cắm trại, tham gia các hoạt động nghệ thuật, tập thể dục,…)
- Trò chuyện với một cố vấn tâm lý hoặc một cá nhân đáng tin cậy về những gì con bạn đang gặp phải.
Bạn cũng nên tìm hiểu về:
—