Trẻ em hiện đang đang dành quá nhiều thời gian truy cập Internet mỗi ngày. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một số cha mẹ thì quan tâm đến mức cấm đoán không cho con dùng điện thoại, trong khi số còn lại để mặc con tự do sử dụng điện thoại mà không cần biết con mình đã xem những gì.
Khi trẻ dùng điện thoại bất kể ngày đêm, ngoài vấn đề về sức khỏe con còn có nguy cơ bắt gặp nội dung độc hại và ảnh hưởng đến tâm lý cả đời. Như vậy, theo khuyến nghị của chuyên gia, thời gian sử dụng điện thoại hợp lý cho trẻ em bao nhiêu là đủ?
Tác hại của việc dùng điện thoại quá mức
Dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số tác động có hại tiềm tàng của thời gian sử dụng quá nhiều màn hình bao gồm:
- Mỏi mắt và đau đầu: Sử dụng màn hình trong thời gian dài có thể dẫn đến mỏi mắt, mờ mắt và đau đầu.
- Chất lượng ngủ kém: Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin, một loại conrmone điều hòa giấc ngủ. Kết quả là, con có thể khó đi vào giấc ngủ và không ngủ ngon.
- Đau lưng và cổ: Ngồi trước màn hình trong thời gian dài có thể dẫn đến tư thế xấu và gây căng thẳng cho cổ và lưng.
- Cô lập xã hội: Dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại có thể dẫn đến ít tương tác trực tiếp với bạn bè và gia đình, góp phần tạo ra cảm giác bị cô lập và cô đơn cho trẻ em.
- Nguy cơ nghiện cao: Dành nhiều thời gian online có thể dẫn đến sự nghiện với thiết bị, điều này có thể khiến con cảm thấy thích thú ngắn hạn, nhưng chỉ chăm chăm vào màn hình sẽ cản trở hoạt động bình thường hàng ngày của con một cách nghiêm trọng.
Điều quan trọng là phải lưu ý đến kiểm tra thời gian sử dụng điện thoại của con và dùng app quản lý thời gian sử dụng điện thoại khi cần thiết. Khuyến khích nghỉ ngơi thường xuyên và hoạt động thể chất, đồng thời thiết lập thời quen lành mạnh, chẳng hạn như ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và không sử dụng thiết bị điện tử 1 giờ trước khi đi ngủ.
Cụ thể tại sao dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại lại có hại cho trẻ em?
Tác hại dễ thấy của việc dành quá nhiều thời gian online là giấc ngủ kém đi. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin, một loại Hormone điều hòa giấc ngủ. Điều này có thể khiến mọi người khó ngủ, dẫn đến chứng mất ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ khác.
Một ví dụ khác là sự căng thẳng đối với sức khỏe thể chất do thời gian nhìn màn hình kéo dài. Ngồi trước màn hình trong thời gian dài có thể dẫn đến tư thế xấu và căng cơ ở cổ và lưng, điều này có thể dẫn đến đau cơ, cứng cổ và đau đầu. Ngoài ra, dành quá nhiều thời gian online có thể dẫn đến lối sống ít vận động, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và tiểu đường,…
Cuối cùng, thời gian xem điện thoại quá nhiều cũng tác động đến sức khỏe tâm thần. Trẻ em dành quá nhiều thời gian trước màn hình có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi và có thể có nguy cơ mắc trầm cảm, lo lắng và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác nghiêm trọng hơn.
“Làm sao để thay đổi thực trạng sử dụng Internet của giới trẻ hiện nay” là một câu hỏi khó, nhưng hoàn toàn có thể làm được. Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo các đề xuất về thời gian sử dụng điện thoại cho trẻ em ở 4 nhóm tuổi.
Đề xuất giới hạn thời gian sử dụng điện thoại theo từng độ tuổi
0-5 tuổi
Nếu cha mẹ là kiểu cha mẹ cực kỳ cẩn thận, cha mẹ sẽ không cho con cái xem TV ở độ tuổi này. Trẻ khoảng 6 tháng tuổi mới bắt đầu có những nhận thức ban đầu về âm thanh và hình ảnh. Cha mẹ phải kiểm soát thời gian xem màn hình của trẻ dưới 5 tuổi vì những hệ lụy về sức khỏe như cận thị và tâm thần như đã nói ở trên.
Cha mẹ có lẽ sẽ thích đọc về:
Có một số điều đơn giản cha mẹ cần lưu ý khi cho con sử dụng điện thoại ở lứa tuổi nhỏ như vậy:
- Thiết lập quy tắc sử dụng điện thoại ngay cả ở trong và bên ngoài nhà cho con. Xem xét thời gian con nhìn vào màn hình có giúp bổ sung kiến thức gì thực tế cho con hay không hay chỉ đơn thuần là xem để giải trí trước khi cho con xem.
- Tạo nên khu vực “Không có thiết bị điện tử” để đảm bảo thói quen sử dụng hợp lý của con. Nên tắt tất cả thiết bị trong vòng 1 giờ đồng hồ trước khi cả nhà đi ngủ.
- Chơi và chia sẻ cùng con mỗi ngày: Dạy con về những cách để đảm bảo an toàn khi trực tuyến. Ngoài ra cha mẹ nên khuyến khích con chia sẻ về những gì con thích hoặc không thích sau mỗi lần lên mạng để tăng gắn kết cho gia đình.
- Tìm kiếm nội dung phù hợp cho con và đảm bảo nội dung con xem là phù hợp với lứa tuổi của con: Bằng việc kết hợp công nghệ vào cuộc sống cha mẹ có thể bảo vệ con mình tốt hơn mỗi ngày.
5-7 tuổi
5-7 tuổi là độ tuổi con bắt đầu có những tương tác nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Việc sử dụng điện thoại cũng có thể có phần nào lợi ích trong việc phát triển tư duy và sức sáng tạo của con ở tuổi này. Tuy nhiên việc tiếp xúc với màn hình ánh sáng xanh nhiều khi dưới 7 tuổi tăng nguy cơ các con bị cận thị và một số vấn đề khác về sức khỏe thể chất như béo phì hoặc lối sống thụ động ở trẻ.
Để cho trẻ em sử dụng điện thoại hợp lý độ tuổi 5-7 cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Thiết lập quy tắc sử dụng điện thoại và cả nhà đều đồng ý với quy tắc đó. Khuyến khích con dừng lại đảo mắt nhìn ra bên ngoài sau 30 phút online liên tục trên màn hình để bảo vệ cho đôi mắt con.
- Thấu hiểu và tham gia chia sẻ về thời gian trực tuyến của con: Đảm bảo rằng con phân chia thời gian hợp lý giữa học, chơi, giao tiếp với bạn bè người thân và cả thời gian không dùng điện thoại.
- Làm gương cho con về sử dụng thiết bị hợp lý: Cha mẹ nên làm gương cho con và tuân thủ theo quy tắc đó mỗi ngày. Như việc tắt thiết bị trước giờ đi ngủ hay bỏ điện thoại bên ngoài vùng “không có thiết bị” như bàn ăn chẳng hạn.
7-11 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này có một nhu cầu phổ biến đó là chơi game, theo thống kê có 74% trẻ em từ 7-11 tuổi dành hơn 10 tiếng đồng hồ một tuần chỉ để chơi game online. Khi chơi game thường phải mượn điện thoại/máy tính bảng/máy tính xách tay của bố mẹ. Trường hợp này khá phức tạp. Để giải quyết điều này, trẻ nên có máy tính bảng cá nhân của riêng mình.
Một số lời khuyên hữu ích cho cha mẹ khi để con online ở độ tuổi 7-11 tuổi
- Lập quy tắt giới hạn thời gian cùng nhau: Nói với con về tại sao cân bằng giữa thời gian ngủ, học hành và bên cạnh gia đình lại quan trọng. Hơn hết là cha mẹ nên để con tự chủ trong việc tắt hết thiết bị khi đang ở thời gian giới hạn.
- Trang bị kiến thức cho con để đối phó với những nguy hiểm trực tuyến: đảm bảo rằng con biết khi nào thì cần tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn (ví dụ như khi bị gửi những hình ảnh nhạy cảm, khi bị đánh cắp thông tin cá nhân hay khi bị giả mạo trực tuyến).
- Sử dụng công nghệ để quản lý thời gian con online: Sử dụng sự trợ giúp của công nghệ để quản lý thời gian con trực tuyến không để con nhìn vào màn hình điện thoại, iPad quá lâu một ngày.
Cha mẹ không thể ở bên con 24/7 để giám sát, ngăn chặn nội dung độc hại cũng như kiểm soát thời gian trực tuyến, vì vậy hãy tận dụng thiết bị lọc nội dung trực tuyến, thiết lập giờ tập trung cho con CyberPurify Egg.
Khi đến giờ học, mọi truy cập vào game, mạng xã hội, xem phim đều sẽ tự động chặn trên mọi thiết bị mà con sử dụng, vì vậy mà cha mẹ có thể yên tâm khi con tập trung hơn khi làm bài tập, bớt phụ thuộc vào thiết bị điện tử hơn và từ đó lối sống của con cũng trở nên lành mạnh hơn.
Hãy là một trong những phụ huynh đầu tiên sở hữu CyberPurify Egg tại đây nhé!
11-14 tuổi
Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu có những tương tác trên môi trường trực tuyến, việc hướng dẫn và kiểm soát môi trường tương tác phải được thực hiện nghiêm ngặt.
Tuyệt đối không tạo tài khoản mạng xã hội cho trẻ em vì không phải ngẫu nhiên mà các ứng dụng mạng xã hội như TikTok, Facebook đều gắn mác 13+, việc trẻ em hồn nhiên sử dụng mạng xã hội không kiểm soát là điều vô cùng nguy hiểm.
Một số lời khuyên cho cha mẹ hạn chế thời gian trẻ con sử dụng điện thoại ở độ tuổi 11-14:
- Đặt giới hạn thời gian online và giúp con có thói quen tốt: cho con biết thế nào là những nguy hiểm của việc online quá khuya vào ban đêm với sức khỏe. Thiết lập thói quen online lành mạnh, có giới hạn cho con ngay trong độ tuổi teen.
- Chủ động trong việc tham gia vào thế giới online cùng con: Cha mẹ tham gia thảo luận với con về những thứ con gặp trên mạng càng nhiều thì con sẽ càng tin tưởng và chia sẻ các vấn đề của mình với gia đình trong tương lai.
- Cảnh báo con về những nguy hiểm trực tuyến: Giáo dục về những mối nguy hiểm trên mạng và những hành vi không phù hợp với lứa tuổi như sexting và dấu chân kỹ thuật số tiêu cực,…
14+ tuổi
Các mạng xã hội thường yêu cầu trẻ em phải trên 13 tuổi mới được đăng ký tài khoản độ tuổi 14 con đã có thể sở hữu những tài khoản mạng xã hội cá nhân và tự quản lý chúng. Do đó quản lý thời gian trẻ em sử dụng Internet ở độ tuổi này cũng vô cùng quan trọng.
Đừng quên dạy con về:
- Bảo mật tài khoản
- Cách tạo và lưu mật khẩu
- Cách lấy lại tài khoản mạng xã hội khi mất mật khẩu, v.v.
Đây là những kỹ năng an toàn trực tuyến đầu tiên mà trẻ em cần học.
Một số lời khuyên cho cha mẹ hạn chế thời gian trẻ con sử dụng điện thoại ở độ tuổi 14+:
- Giúp con ưu tiên những việc quan trọng cần làm hơn: Giữ điện thoại con ở chế độ “không làm phiền” hoặc chế độ “máy bay” để tập trung vào việc quan trọng hơn như làm bài tập hoặc dành thời gian với gia đình.
- Chủ động trong việc tham gia vào thế giới online cùng con: Cha mẹ tham gia thảo luận với con về những thứ con gặp trên mạng càng nhiều thì con sẽ càng tin tưởng và chia sẻ các vấn đề của mình với gia đình trong tương lai.
- Khuyến khích con chủ động giới hạn thời gian online của mình: Đưa ra một vài gợi ý về công cụ giúp con kiểm soát thời gian online hằng ngày của mình. Một số công cụ quản lý mạng xã hội cho phép thông báo về tổng thời gian người dùng đã online trên mạng để nhắc nhở và giúp cân bằng cho trẻ khi sử dụng điện thoại.
Tóm lại cha mẹ vẫn phải luôn hỗ trợ con vì sự an toàn trên mạng cho con nhưng đừng quên cho con không gian riêng để con độc lập và tự chủ với các hành vi của mình. Cha mẹ đừng nên quá xâm phạm vào cuộc sống riêng tư của con.
Hãy thử và cha mẹ có thể thích điều này: