Có bao nhiêu trẻ em dùng TikTok? Có nên cho trẻ xem TikTok không?

Có nên cho trẻ xem TikTok

TikTok là một nền tảng truyền thông xã hội miễn phí cho phép người dùng chia sẻ các video ngắn từ 15 đến 60 giây. Thời gian video dù không quá dài nhưng chính khả năng truyền đạt thông tin mạnh mẽ, hình ảnh sinh động, nhạc nền bắt tai đã khiến TikTok đang là một ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Đặc biệt trong mùa dịch Covid, lượng người lớn và đặc biệt là trẻ em sử dụng TikTok ngày một cao. Vậy thì hiện tại có bao nhiêu trẻ em dùng TikTok? Hay còn gọi là đối tượng người dùng không đủ tuổi? Và bản thân cha mẹ có nên cho trẻ xem TikTok không? Hãy cùng tìm hiểu với CyberPurify nhé.

Chủ động luôn là đặc tính vốn có của các bậc cha mẹ hiện đại. Để bảo vệ con tốt hơn nữa khỏi mọi trang web khiêu dâm, bạo lực, giết người, dù con dùng bất kì thiết bị kết nối Internet nào, bạn nên đặt trước Wifi Device, trở thành các bậc phụ huynh đầu tiên sở hữu giải pháp 24/7 bảo vệ con bạn khỏi các trang web độc hại.

Có bao nhiêu trẻ em dùng TikTok?

Theo số liệu mới nhất được cập nhật vào tháng 9/2021, trong số hơn 1,1 tỉ người dùng, có 32.5% là người dùng từ 10-19 tuổi, vậy ước lượng khoảng 30% người dùng dưới 18 tuổi. Điều này chưa kể đến các đứa trẻ dưới 10 tuổi xem TikTok chung với cha mẹ hoặc cha mẹ khai man tuổi để trẻ được dùng TikTok.

Theo thống kê, lượng người dùng TikTok tại Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới, trong đó có tới 4 triệu người dưới 18 tuổi dùng mạng xã hội này. Không lạ gì khi TikTok được xem là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất dành cho trẻ em và thanh thiếu niên.

How many kids use TikTok? Should I let my kid use TikTok?

Ngoài ra, theo báo Tuổi Trẻ, trong các ứng dụng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất Việt Nam, TikTok đứng vị trí thứ 6 với tỉ lệ 47,6% (khoảng 34,2 triệu người dùng), xếp sau các ứng dụng YouTube (92%), Facebook (91,7%), Zalo (76,5%), Facebook Messenger (75,8%) và Instagram (53,5%).

Tại sao ngày càng nhiều trẻ em dùng TikTok?

Đại dịch COVID-19

Về góc độ khách quan, dịch COVID-19 khiến trẻ buộc phải ở nhà, dẫn đến việc phụ thuộc nhiều vào Internet để học tập, vui chơi, giải trí, kéo theo nhu cầu được kết nối và duy trì mối quan hệ với người thân, bạn bè, vì vậy mà trẻ tiếp xúc với mạng xã hội sớm hơn, và nhiều hơn.

Phụ huynh “giúp” trẻ khai man tuổi

Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (Children’s Online Privacy Protection Act – COPPA quy định các website, ứng dụng, doanh nghiệp công nghệ không thu thập dữ liệu cá nhân từ người dùng dưới 13 tuổi. Đó chính là lí do tại sao điều khoản sử dụng TikTok cũng như các mạng xã hội khác chỉ dành cho người từ đủ 13 tuổi trở lên.

Digital Opportunities - Kỹ năng phải có khi con sử dụng Internet

Tuy nhiên, điều đáng buồn là có rất nhiều phụ huynh khai man tuổi con để lập tài khoản cho con mình, hoặc cho con dùng chung tài khoản với bố mẹ. Ngoài ra, trên TikTok, người dùng không cần phải chứng minh đủ 13 tuổi mà vẫn có thể xem được các video đăng công khai.

Trung bình 1 ngày trẻ em dành đến 105 phút cho việc sử dụng TikTok.

Khi mà trẻ em chưa nhận thức cũng như chưa đủ kỹ năng để phân biệt nội dung nào là phù hợp và không phù hợp, nội dung nào mình có thể học hỏi và không nên bắt chước, trẻ em là đối tượng có rủi ro cao nhất bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mối nguy hại của TikTok.

Có thể bạn sẽ thích đọc về:

Có nên cho trẻ xem TikTok không?

Hãy cân nhắc thật cẩn thận các rủi ro từ TikTok sau.

Rủi ro con sử dụng ngôn ngữ không phù hợp mà chính con không hay biết

Hầu hết trẻ em rất thích cover lại bài hát, điệu nhảy theo một xu hướng nổi bật nào đó của TikTok, nhưng điều quan trọng là, qua những nụ cười, giọng hát nhép đó, bạn có biết con bạn đang nhảy và hát theo lời bài hát có những từ ngữ mang tính chất nhục mạ, phân biệt chủng tộc, chửi thề, và các thể loại từ ngữ khủng khiếp mà bạn chưa chắc có thể tưởng tượng ra được?

Một số từ ngữ điển hình như b*tch, n***a, f*** you, v.v. 

Rủi ro về bảo mật quyền riêng tư của con

Không như những mạng xã hội khác, TikTok thường xuyên bị cáo buộc việc gây ra những rủi ro nghiêm trọng về bảo mật và quyền riêng tư của người dùng. Đó là lý do tại sao các công ty tư nhân và các cơ quan chính phủ Mỹ cấm nhân viên của họ cài đặt và sử dụng TikTok trên thiết bị làm việc.

TikTok thu thập rất nhiều dữ liệu, tuy nhiên, điều này không chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin bằng cách theo dõi các loại nội dung con bạn thích và chia sẻ trên ứng dụng.

Should I allow my child on Tik Tok?

Trong chính sách bảo mật, TikTok tuyên bố họ thu thập “thông tin bạn cung cấp trong ngữ cảnh soạn, gửi hoặc nhận tin nhắn.” Tập trung vào việc sử dụng từ “soạn” tin nhắn, TikTok không chỉ đối chiếu dữ liệu và thông điệp bạn chia sẻ qua ứng dụng mà còn đối chiếu nội dung con bạn đã tạo hoặc viết nhưng không chia sẻ.

Ngoài ra, TikTok cũng tận dụng mọi quyền truy cập mà con bạn cấp, thu thập thông tin về kiểu điện thoại, độ phân giải màn hình, hệ điều hành được sử dụng hiện tại, số điện thoại, địa chỉ email, vị trí và thậm chí cả danh bạ trên thiết bị của con bạn.

Rủi ro tiếp cận với nội dung độc hại

Như đã đề cập, vì TikTok có nhiều bài hát nổi tiếng và bất kỳ ai cũng có thể sáng tạo nội dung nên con bạn có khả năng rất cao tiếp cận những câu từ tục tĩu và chính mình phát ngôn những từ ngữ không phù hợp với lứa tuổi của chúng.

Risk of exposure to harmful content on TikTok

Như với bất kỳ nền tảng xã hội nào, luôn có những rủi ro liên quan đến việc chia sẻ thông tin cá nhân, bị bắt nạt trên mạng. Đây là chưa kể đến việc rất nhiều trẻ em liều mạng thực hiện các xu hướng nguy hiểm trên TikTok một cách vô tội vạ mà không cân nhắc rằng liệu làm điều này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của mình không, mà chỉ phục vụ cho việc gây chú ý và sự nổi tiếng.

Bên cạnh các thử thách nguy hiểm, nghiên cứu gần đây của Viện Đối thoại Chiến lược (ISD) cho thấy trẻ em dễ dàng tiếp cận nội dung có hại và không phù hợp trên TikTok, bao gồm:

  • Nội dung phân biệt chủng tộc: Video quảng bá quyền tối cao của người da trắng (white supremacy), bày tỏ sự ủng hộ đối với những kẻ cực đoan hoặc khủng bố hay chủ nghĩa bài Do Thái.
  • Nội dung có thể gây ám ảnh như các cảnh quay liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Christchurch năm 2019 và cảnh quay của tổ chức khủng bố IS.
  • Những người tạo ra nội dung kích động sự căm thù và chủ nghĩa cực đoan đang tích cực sử dụng các công cụ nội bộ của TikTok để hiển thị cho nhiều người hơn nội dung của họ.

Vậy, cuối cùng là?

Bạn không thể để con tự do xem và đăng tải thoải mái trên TikTok, nhưng bạn cũng không thể cực đoan mà cấm con bạn xem hoặc sử dụng TikTok, khi đó bạn sẽ hạn chế con bạn kết nối với bạn bè, tiếp cận với các nội dung hay ho hoặc rèn luyện khả năng sáng tạo của con. Ranh giới giữa bảo vệ con và gò bó con là vô cùng mỏng manh.

Hãy chấp nhận rằng bất kỳ mạng xã hội nào cũng có mặt tốt và mặt trái. Việc cần làm là tiếp cận với mặt tốt và hạn chế tiếp xúc với mặt trái. Bên dưới là một số lời khuyên dành cho cha mẹ:

  • Tự làm quen và trải nghiệm với phương tiện truyền thông xã hội: Đừng thụ động, hãy chủ động cập nhật và tìm hiểu những nền tảng phổ biến với giới trẻ.
  • Sử dụng công cụ lọc nội dung: Việc chủ động giáo dục con là một điều tốt. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thêm các công cụ lọc nội dung online miễn phí để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet (đừng quên là nội dung độc hại không chỉ là nội dung khiêu dâm mà còn là giết người, khủng bố, ma quỷ, v.v. những thứ làm con bạn khiếp sợ).
  • Liên tục trò chuyện với con nội dung nào là phù hợp và không phù hợp với con trên mạng xã hội và trên Internet. Nhắc nhở con thông báo với bạn khi con nhìn thấy những gì khiến con lo ngại.

  • Dạy con các kỹ năng mềm khi sử dụng Internet: Nuôi dạy con cách ứng xử, thấu hiểu, bảo vệ bản thân không chỉ quan trọng ở thế giới thật mà còn trên thế giới ảo, nơi con và cả bạn tiếp xúc và sử dụng mỗi ngày.
  • Dạy con về dấu chân kỹ thuật số (Digital Footprint): chẳng hạn như những gì con gửi đi hoặc đăng tải sẽ tồn tại vĩnh viễn trên Internet và con có rủi ro rất cao bị tấn công tình dục trực tuyến, trở thành con mồi của kẻ săn mồi tình dục, tấn công tình dục trực tuyến, tống tiền.
  • Để ý đến những dấu hiệu tinh thần bất thường của con: thức quá khuya, tránh xa các thành viên trong gia đình, đột nhiên không muốn dùng mạng xã hội, tự ti, ít nói, v.v. rất có thể là dấu hiệu con bị tấn công tình dục trên mạng hoặc trở thành nạn nhân của bạo lực trực tuyến.

Tuy nhiên, tuỳ vào vấn đề của con bạn, nếu như bạn đã cân nhắc đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu và thấy rằng TikTok mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích cho con, chúng tôi khuyên bạn không nên cho con dùng TikTok. Bạn có thể cân nhắc sử dụng Wifi Device để tự động bảo vệ các thiết bị Internet trong nhà khỏi việc sử dụng TikTok. 

Có thể bạn sẽ thích đọc về: