7 dạng bạo lực trực tuyến mà cha mẹ nên biết (Phần 2)

introduce a child to technology

Theo khảo sát mới nhất của Trung Tâm Nghiên Cứu Bạo Lực Trực Tuyến, 45% học sinh tham gia phỏng vấn đã từng bị bạo lực mạng. Đây là một con số không hề nhỏ, và sẽ thế nào khi cha mẹ phát hiện con mình cũng nằm trong 45% trẻ em bị bắt nạt trên mạng này? 

Một vấn đề đáng lo ngại hơn là bạo lực trực tuyến ngày nay không chỉ đơn giản là comment tiêu cực dưới bài đăng như ba mẹ thường nghĩ mà có thể rất đa dạng và phức tạp. Nối tiếp phần 1, bài viết này sẽ giải thích rõ và đưa ra giải pháp cho các loại bạo lực mạng, giúp cha mẹ bảo đảm an toàn mạng cho con. 

Có các dạng bạo lực trực tuyến nào hiện nay? 

Swatting 

Swatting là hành vi quấy rối trên mạng thường được sử dụng phổ biến bởi người chơi các trò chơi trực tuyến như Call Of Duty, Counter Strike và DOTA. Cụ thể hơn, kẻ ác sẽ liên lạc lực lượng cảnh sát cơ động, dựng nên một câu chuyện nguy hiểm để lừa họ tấn công gia đình nạn nhân.

Đối với con trẻ, hành vi này giống như một trò chơi khăm, tuy nhiên, nó có thể để lại hậu quả khôn lường. Năm 2019, một thiếu niên ở Ohio đã bị bắt vì liên quan đến một loạt các cuộc gọi ‘’swatting’’ với cảnh sát ở ngoại ô New York và trên khắp đất nước. Thanh niên 17 tuổi này đã bị buộc 40 trọng tội và 33 tội nhẹ ở Hạt Mahoning, Ohio.

bạo lực trực tuyến
Trong một trường hợp nghiêm trọng hơn, sau trận tranh cãi trên game Call Of Duty, Barriss quyết định chơi khăm một người chơi. Anh ta gọi cho cảnh sát, giả dạng rằng mình là Finch và khai với cảnh sát rằng anh vừa bắn cha mình và đang giữ gia đình làm con tin. Dựa theo địa chỉ anh ta cung cấp, cảnh sát đến nhà của Finch, một sĩ quan nổ súng và giết chết người đàn ông vô tội này.

Từ các ví dụ trên, cha mẹ có thể thấy hành vi này có thể để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Với con trẻ, đây có thể chỉ là trò chơi khăm vô hại, tuy nhiên, con hoàn toàn có thể đối mặt với các khoản bồi thường hoặc thậm chí án phạt tù.

Nguy hiểm hơn, nếu bị chơi khăm, tính mạng của con có thể bị đe doạ như trường hợp của nạn nhân Finch kể trên. Stress, hoảng loạn tột độ, mất ngủ,… cũng có thể xảy ra với con khi phải chứng kiến cảnh sát cơ động đến và khám xét, lục lọi nhà cửa.

Trolling

Khi một người đưa ra những bình luận không mong muốn hoặc gây tranh cãi, họ được coi là đang trolling. Một vài biến thể khác của hành vi bạo lực này bao gồm:

  • Đóng vai người hâm mộ, sau đó đưa ra những lời chỉ trích mang tính xây dựng để thể hiện thái độ thù địch của họ.
  • Thao túng tâm lý (gaslighting): Khi ai đó trình bày một câu chuyện hoặc thông tin sai lệch để khiến đối phương nghi ngờ chính mình, hành vi này được coi là gaslighting.
  • Dogpiling: Hành vi này xảy ra khi một nhóm người phối hợp với nhau để áp đảo mục tiêu. Họ kết hợp nhiều chiến thuật khác nhau để chất vấn, đe dọa và xúc phạm tài khoản xã hội của người đó nhằm làm mất uy tín hoặc làm bẽ mặt họ.

bắt nạt trực tuyến

Trên thực tế, đây là hình thức bạo lực mạng rất phổ biến, và khi tâm lý trẻ chưa vững, bị troll có thể huỷ hoại cuộc sống của con. Câu chuyện của Jessica Laney, 16 tuổi là một ví dụ. Cô gái xấu số được tìm thấy đã tự tử tại nhà riêng ở Florida, sau khi bị người dùng bạo lực mạng trên các trang mạng xã hội bằng cách gọi cô là ‘béo’, ‘con đ*’ và miệt thị cô về ngoại hình và mối quan hệ của cô. 

Hình thức bạo lực mạng trên không chỉ huỷ hoại thanh danh mà còn có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý trẻ. Để chống chọi lại với những kẻ bắt nạt, trẻ có thể trở nên hung hăng, bạo lực với tất cả mọi người xung quanh.

Ngoài ra, việc bị soi mói, chỉ trích có thể khiến trẻ thiếu tự ti trầm trọng và luôn trong trạng thái hoảng sợ, lo lắng. Nếu không được kịp thời phát hiện, trẻ có thể mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, hội chứng ám ảnh xã hội,… Tệ hơn, để chấm dứt sự đau khổ dai dẳng, con có thể tìm đến cái chết như trường hợp của Jessica Laney.

Có thể bạn sẽ thích đọc về:

  Dạy con bạn 8 kỹ năng kỹ thuật số khi sử dụng Internet

  8 bước ngăn chặn con khỏi bắt nạt trên mạng

Revenge porn

Revenge porn được định nghĩa là những nội dung khiêu dâm đã được thu lại hoặc chia sẻ mà không có sự đồng thuận của đối phương. Khi một mối quan hệ kết thúc, kẻ lạm dụng nung nấu suy nghĩ muốn trả thù đối phương và họ chọn đe doạ hoặc thực sự phát tán những bức ảnh thân mật giữa hai người lên mạng.

Theo bài khảo sát về revenge porn năm 2018, hơn 500 trẻ là nạn nhân của loại bạo lực mạng này. Độ tuổi trung bình của các nạn nhân là 15, tuy nhiên, đáng lo ngại hơn, có những trường hợp trẻ chỉ 8 hay 10 tuổi bị tấn công bằng hình thức bạo lực này.

quấy rối trực tuyến

Hậu quả của revenge porn là cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt khi con đang tuổi mới lớn. Một nạn nhân đã chia sẻ câu chuyện của cô ấy trên báo The Wasington Post. Vào năm cuối trung học, video riêng tư của cô đã bị phát tán mà không hề có sự cho phép của cô. Sự việc trên đã khiến cô mắc bệnh trầm cảm, và cô đã phải chống chọi với căn bệnh này một mình trong thời gian Covid-19 diễn ra. 

Những nạn nhân trẻ tuổi miêu tả revenge porn là mối đe dọa liên tục, luôn hiện hữu về việc bị xâm phạm bất cứ khi nào kẻ lạm dụng muốn. Sự tra tấn tâm lý này khiến trẻ bị lo lắng cực độ, dẫn đến các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu, v.v. Nghiêm trọng hơn, trẻ có nguy cơ rất cao bị bạn bè kì thị, quấy rối tình dục. 

Cha mẹ nên làm gì nếu con mình bị bạo lực trực tuyến?

Có thể nói, cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hành vi độc hại này tấn công con trẻ. Cụ thể hơn, cha mẹ có thể:

  • Sử dụng thiết bị chặn lọc nội dung
    Với hàng triệu nội dung độc hại đang từng giờ, từng phút len lỏi vào mạng xã hội, trang xem phim, game online hiện nay, kể cả khi con không tò mò đi nữa, con vẫn có nguy cơ rất cao tiếp cận chúng, dẫn đến việc nghiện phim sex, chán chường việc học, hay bắt chước các hành vi nguy hiểm, điều không một cha mẹ nào muốn xảy ra!

    Vì vậy, để bảo vệ con hiệu quả hơn, cha mẹ nên cân nhắc sử dụng công cụ lọc nội dung
    CyberPurify Kids để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet như:

    • Nội dung khiêu dâm
    • Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
    • Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
    • Ngôn từ gây hấn, gây tổn thương người khác (Hate speech)


    bảo vệ an toàn mạng cho trẻ

    Vừa tự tin cho con khám phá kiến thức lành mạnh trên mạng nhưng vẫn vừa an tâm rằng mình không xâm phạm quyền riêng tư của con, cha mẹ tải miễn phí tại
    đây nhé!

  •  Dạy con kiến thức về an toàn mạng
     Trong thời đại có nhiều mối nguy trên mạng như hiện nay, việc dạy con về an toàn mạng là vô cùng cần thiết. Lưu ý, cần nhấn mạnh với con rằng tuyệt đối không cung cấp địa chỉ nhà riêng/ GPS cho bất cứ ai. Khi con đã có đủ kiến thức về an toàn mạng, con có thể tự bảo vệ bản thân tốt hơn kể cả khi không có ba mẹ kề cạnh.
  • Trò chuyện với con thường xuyên như bạn bè
    Thông thường, trẻ không tìm đến ba mẹ khi con bị bắt nạt trên mạng do lo lắng, sợ hãi cha mẹ mắng. Do đó, để hiểu và nắm bắt các hoạt động xung quanh cuộc sống của con, cha mẹ cần trò chuyện với con mỗi ngày, về các sự việc trên trường, trên mạng, v.v như những người bạn với nhau.bạo lực trực tuyến
  • Thảo luận với con về bạo lực mạng
    Trẻ cần phải ý thức được những mối nguy có thể xảy ra khi truy cập mạng, do đó, cha mẹ cần thường xuyên phổ cập cho con về kiến thức bạo lực mạng: các kiểu bạo lực mạng, tác hại của nó, v.v. Ngoài ra, cha mẹ và con cũng có thể đặt ra những tình huống giả định khi con bị bạo lực mạng và cùng nhau thảo luận phương án giải quyết.
  • Giúp con đặt ra những giới hạn
    Một điều quan trọng cha mẹ cần dạy con, đặc biệt là con gái, chính là con không cần phải tuân theo mọi điều người khác muốn. Con hoàn toàn có khả năng nói ”không” với những điều con không thoải mái khi làm. 

Bài viết trên đã cung cấp cho cha mẹ cái nhìn tổng quan về các loại bắt nạt trên mạng phổ biến ngày nay, từ đó giúp cha mẹ sớm giáo dục và ngăn chặn những điều này xảy đến với con mình. Điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm là thường xuyên ở bên cạnh, trò chuyện và đồng hành cùng con trong mọi vấn đề, từ nhỏ đến lớn.

Có thể cha mẹ sẽ thích đọc về:

  11 dấu hiệu con bị bắt nạt trên mạng

  Các hình thức bắt nạt trên mạng - Hình thức nào kinh khủng nhất?