Nạn bắt nạt trên mạng ngày càng trở nên nghiêm trọng và diễn ra mọi lúc mọi nơi. Việc bắt nạt trực tuyến có thể ẩn danh, không thể tìm được, và lây lan nhanh hơn bao giờ hết. Đã có những trường hợp nạn nhân trẻ tuổi bị lấy đi mạng sống do bị quấy rối trực tuyến: Ashlynn Conner, Megan Meier, Hailee Lamberth, v.v.

Ngăn chặn nạn bắt nạt trực tuyến không có nghĩa là tránh tất cả các công cụ Internet và khước từ các tiện ích của nó đối với cuộc sống của chúng ta. Thay vào đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi những gì sẽ gây hại cho môi trường trực tuyến của con bạn bằng việc liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức.

Bài viết này sẽ tóm tắt khái niệm bắt nạt trên mạng là gì, tại sao việc bắt nạt trực tuyến lại nghiêm trọng đến vậy và có những hình thức bắt nạt nào.

Bắt nạt trên mạng là gì?

Bắt nạt là khi ai đó cố tình lặp lại lời nói hoặc hành động để làm tổn thương cảm xúc của người khác, khiến họ cảm thấy tồi tệ, xấu hổ. Về lâu dài, nạn nhân bị bắt nạt sẽ bị lo lắng, trầm cảm, thậm chí tự tử.

Bắt nạt trên mạng là một hình thức bắt nạt sử dụng công nghệ như internet, email, phương tiện truyền thông xã hội, điện thoại, cộng đồng trò chơi trực tuyến, v.v. để gây hại cho người khác.

Ẩn danh là một vấn đề chính trong bắt nạt trực tuyến vì khi không biết thủ phạm là ai, không thể xác định và ngăn chặn chúng.

exclusion cyberbullying

Vấn nạn bắt nạn trên mạng nghiêm trọng thế nào?

Bắt nạt trên mạng khác và nguy hiểm hơn hình thức bắt nạt truyền thống vì nạn nhân có thể bị theo dõi ở mọi nơi mọi lúc, cho dù ở nhà hay ở trường. Điều này có thể xảy ra do sự gia tăng sử dụng các thiết bị liên lạc điện tử như máy tính và điện thoại di động, và các nền tảng giao tiếp như Internet của tất cả mọi người kể cả thanh niên.

95% thanh thiếu niên đang sử dụng điện thoại thông minh và 87% thanh thiếu niên đã chứng kiến bắt nạt trực tuyến xảy ra. Do đó, nguy cơ con bạn bị bắt nạt trực tuyến là rất cao. Hơn 1/3 thanh niên đã từng gặp phải các mối đe dọa trực tuyến trên mạng và hơn một nửa không nói với cha mẹ khi xảy ra bắt nạt trên mạng.

Hana Kimura cyberbullying

Nguồn: Getty Images bởi Kyodo

Bắt nạt trên mạng đang phổ biến một cách đáng báo động ở thanh thiếu niên và thanh thiếu niên, và có thể là điều đau đớn nhất và gây tổn thương nhất mà họ có thể trải qua. Theo số liệu thống kê về bắt nạt trên mạng từ tổ chức i-SAFE, hơn một nửa thanh thiếu niên và thiếu niên đã bị bắt nạt trực tuyến và khoảng tương tự con số này đã tham gia vào các hành vi bắt nạt trên mạng.

Bạn có thể biết Hana Kimura, một đô vật chuyên nghiệp người Nhật Bản, đã qua đời ở tuổi 22. Cô từng bị bắt nạt trên mạng. Điều này phần nào chứng tỏ rằng Internet càng phát triển thì nạn bắt nạt trên mạng càng trở nên nghiêm trọng. Bắt nạt xảy ra ở khắp mọi nơi trên Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, email.

Các hình thức bắt nạt trên mạng

Bốc hỏa (Flaming)

Bốc hỏa (Flaming) là một dạng bắt nạt trực tuyến rất điển hình và xảy ra thường xuyên. Flaming đề cập đến một cuộc chiến trực tuyến hoặc tranh cãi gay gắt diễn ra thông qua email, tin nhắn tức thời hoặc phòng trò chuyện.

Signs your child is being online bullied

Một người được xem là Flaming khi họ đưa ra những tuyên bố, kích động ẩn danh với mục đích duy nhất là làm chệch hướng một cuộc trò chuyện trực tuyến hoặc khiêu khích những người tham gia khác trong cuộc thảo luận.

Đây là một loại bắt nạt trực tuyến công khai được bổ sung thêm hình ảnh và ngôn ngữ khắc nghiệt, mang tính tàn bạo hơn để tăng thêm cảm xúc cho các thông điệp được truyền đạt hoặc có thể khiến một cá nhân cảm thấy tồi tệ bằng cách liên tục để lại những bình luận tiêu cực trên các bài đăng trên mạng xã hội để làm tổn thương cảm xúc của họ.

Outing

Outing là khi kẻ bắt nạt hiển thị công khai hoặc gửi, chuyển tiếp thông tin cá nhân như địa chỉ nhà riêng, số điện thoại hoặc dữ liệu cá nhân khác và thông tin riêng tư của một người nào đó như hình ảnh và video cũng như các cuộc trò chuyện như tin nhắn văn bản, email hoặc tin nhắn tức thì.

Bạn nên thử xem nội dung này:

Hầu hết những thông tin này khá nhạy cảm, liên quan tình dục, và việc chia sẻ ảnh riêng tư, bí mật hoặc thông tin đáng xấu hổ có thể tàn phá cuộc sống cũng như gây tổn thương tâm lý trầm trọng cho con bạn- đặc biệt là trong một thế giới mà thông tin kỹ thuật số có thể được chia sẻ ngay lập tức với hàng nghìn người.

Loại trừ (Exclusion)

Bắt nạt trên mạng kiểu loại trừ xảy ra bất cứ khi nào ai đó bị buộc rời khỏi nhóm chat trực tuyến vì một lý do nào đó. Những thành viên còn lại của nhóm này sau đó sẽ làm bất cứ điều gì họ có thể để chế nhạo người bị loại trừ ra khỏi nhóm qua các tin nhắn, bình luận ác ý và email khó chịu.

Bắt nạt trên mạng kiểu loại trừ cũng thường thấy ở GroupMe – một ứng dụng nhắn tin nhưng chủ yếu là cho trò chuyện nhóm. Ở GroupMe, việc thêm và xóa thành viên của cuộc trò chuyện nhóm cũng trở thành một cách để bắt nạt và cô lập.

what to do when my kid is online bullied

Mỗi khi một thành viên trong nhóm được thêm vào hoặc bị xóa, một thông báo sẽ hiển thị dưới dạng một phần của cuộc trò chuyện nhóm thông báo về việc họ rời đi, để lại kết quả của sự loại trừ và cảm giác bị tổn thương.

Cyberstalking

Cyberstalking là một trong những hình thức bắt nạt phổ biến nhất và nó bao gồm vô số hình thức quấy rối trực tuyến khác nhau dành cho trẻ em. Nó có thể ở dạng tin nhắn, email, tin nhắn trực tiếp (DM) và bình luận trên các bài đăng trên mạng xã hội. Nó thậm chí có thể xảy ra dưới dạng các cuộc tấn công cá nhân từ hồ sơ mạng xã hội của chính kẻ bắt nạt.

Chẳng hạn như kẻ bắt nạt thường xuyên gửi các tin nhắn xúc phạm và chứa nội dung độc hại nhắm vào một cá nhân hoặc một nhóm. Những tin nhắn này được gửi vào những thời điểm kỳ lạ trong ngày và thậm chí vào ban đêm để quấy rối cá nhân. Thông thường, Cyberstalking có thể bao gồm các mối đe dọa gây tổn hại về thể chất, ví dụ như “Tôi sẽ bắn bạn”.

what are the forms of cyberbullying

Giả dạng

Giả dạng là một hình thức bắt nạt trực tuyến trong đó kẻ bắt nat làm người khác trên mạng. Điều này khá là dễ dàng khi chỉ mất vài giây để một đứa trẻ tạo một địa chỉ email giả và một hồ sơ mạng xã hội giả mạo. Chúng có thể dễ dàng lấy ảnh từ internet hoặc một hồ sơ khác để tăng độ xác thực.

Một cách khác là mạo danh ai đó và sử dụng danh tính của người đó để gửi các tin nhắn ác ý với người khác với mục đích làm hỏng danh tiếng của nạn nhân.

Bút danh

Điều này liên quan đến việc sử dụng tên hư cấu như biệt hiệu, bí danh hoặc bút danh với mục đích ám ảnh người khác trên mạng. Điều này nhằm mục đích che giấu danh tính và tạo ra một việc bắt nạt trực tuyến khác để nạn nhân bị tổn thương nhiều hơn khi không biết ai là kẻ bắt nạt.

Dấu hiệu con bạn bị bắt nạt trực tuyến

Một đứa trẻ bị bắt nạt trên mạng thường xấu hổ và sợ gặp phải nhiều kẻ bắt nạt hơn nếu kẻ bắt nạt biết trẻ đã nói với người lớn. Vì vậy, trẻ có thể ngại nói về vấn đề chúng đang gặp phải cho cha mẹ biết.

Khi con bạn không nói với bạn bất cứ điều gì, không có nghĩa là mọi thứ đều ổn. Cha mẹ có trách nhiệm phát hiện các dấu hiệu cho thấy con bạn là nạn nhân của bắt nạt trên mạng:

  • Trốn học
  • Thành tích học tập giảm sút không rõ nguyên nhân
  • Xấu hổ, lo lắng, chán nản, căng thẳng
  • Thay đổi cảm xúc bất chợt
  • Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích
  • Thay đổi thói quen ngủ hoặc ăn uống
  • Ngừng sử dụng máy tính hoặc bất kỳ thiết bị nào
  • Cố gắng tự làm hại bản thân hoặc đe dọa tự tử, v.v.

being online bullied

Kết luận

Bây giờ bạn đã biết bắt nạt trực tuyến là gì, các loại bắt nạt trực tuyến là gì và nó để lại hậu quả khủng khiếp như thế nào đối với con bạn. Chúng tôi tin rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan về bắt nạt trên mạng để bạn có thể giáo dục con mình tốt hơn, và sau khi bạn đã cập nhật kiến thức, bạn có thể nên tìm hiểu xem con mình có bị bắt nạt trên mạng hay không.

Tuy nhiên, bắt nạt trực tuyến chỉ là một trong hàng trăm mối đe dọa trực tuyến ngoài kia lén lút xâm hại con bạn, nó còn có nội dung khiêu dâm, ma túy, máu me, kinh dị, v.v. mà chỉ cần một tiếp xúc nhỏ với chúng cũng có thể khiến con bạn gặp vấn đề về sự phát triển.

safe browsing for kids

Vì vậy để đảm bảo môi trường mạng của con bạn được an toàn và lành mạnh hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet, bao gồm:

  • Nội dung khiêu dâm
  • Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
  • Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
  • Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech

Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con bạn tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quyền riêng tư của con.

Chủ động luôn là đặc tính vốn có của các bậc cha mẹ hiện đại. Để bảo vệ con tốt hơn nữa khỏi mọi trang web khiêu dâm, bạo lực, giết người, dù con dùng bất kì thiết bị kết nối Internet nào, bạn nên đặt trước Wifi Device, trở thành các bậc phụ huynh đầu tiên sở hữu giải pháp 24/7 bảo vệ con bạn khỏi các trang web độc hại.

Có thể bạn cũng sẽ thích nội dung này: