Top 8 kỹ năng cha mẹ cần có để giúp con sử dụng Internet hiệu quả trong đại dịch Covid (Phần 1)

Top 8 kỹ năng cha mẹ cần có để giúp con sử dụng Internet hiệu quả trong đại dịch Covid (Phần 1)

Trước khi dịch đến đã có hàng loạt cha mẹ lo lắng về việc con mình sử dụng Internet quá nhiều trong thời kỳ Covid đến lại càng khiến cho cha mẹ đau đầu hơn khi liên tục nhìn thấy con nhìn vào màn hình.

Việc cấm con sử dụng Internet là điều không thể bởi như thế, bạn đang rất cách cực đoan, không cho con được tiếp cận với nguồn tri thức và thông tin giá trị (và miễn phí) trên mạng. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà trường áp dụng công nghệ để học sinh học trực tuyến, nếu không có Internet, con bạn cũng sẽ không thể tiếp tục học tập.

Vậy làm thế nào để giảm bớt sự phụ thuộc của con vào thiết bị, giúp con sử dụng Internet hiệu quả và giảm bớt tác động tiêu cực và rủi ro mà Internet mang đến cho con ? 8 kỹ năng cha mẹ cần có để giúp con sử dụng Internet hiệu quả trong đại dịch Covid bên dưới sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. Đặc biệt quan trọng trong thời điểm con bạn chỉ ở nhà như thế này.

8 kỹ năng cha mẹ cần có để giúp con sử dụng Internet hiệu quả trong đại dịch Covid (Phần 1)

Dạy con cách cảm nhận về tác động của công nghệ

Hoàn toàn chưa đủ nếu cha mẹ chỉ dạy con cách sử dụng công nghệ. Cha mẹ cần giúp con sử dụng Internet hiệu quả bằng cách cho con hiểu về cách công nghệ khiến con cảm thấy như thế nào. Đó có phải là điều con mong muốn? Liệu thường xuyên lướt Instagram theo thói quen có khiến con thực sự vui hơn?

Con nên biết cách dành thời gian để suy nghĩ xem công nghệ tác động như thế nào đến sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần của con bạn. Khi con sử dụng bất kì ứng dụng, trò chơi mạng xã hội hay xem bất kì trang web nào, đừng chỉ hỏi con rằng con có thích ứng dụng, trò chơi, mạng xã hội hay trang web đó hay không mà còn là, chúng khiến con cảm thấy thế nào trong quá trình cũng như sau khi sử dụng? 

Bên dưới là một số câu hỏi để bạn gợi ý cho con:

  • Những suy nghĩ, cảm giác hoặc thôi thúc nào đã khiến con cầm điện thoại hoặc mở máy tính lên (sau khi đã hoàn thành việc bài vở)?
  • Khi con lướt newsfeed của các mạng xã hội, tiếp cận với nhiều kiểu nội dung đa dạng, con cảm thấy tiêu cực hay tích cực? Con có muốn nhìn thấy lại các nội dung này không?
  • Con có cảm thấy việc ngồi thường xuyên trước màn hình khiến người con dễ mỏi mệt, ù lì, và uể oải hơn không?
  • Những loại cảm xúc nào thường xuyên xuất hiện trong quá trình sử dụng và sau khi con sử dụng Internet?

risk of harmful content on the Internet

Hướng dẫn con cách phân tích lợi hại bằng các câu hỏi “Tại sao”

Cha mẹ nên giúp con liên tục đặt câu hỏi tại sao để dẫn đến kết quả cuối cùng: Đây có thực sự là điều con muốn làm/muốn thấy?

Các công ty công nghệ vốn dĩ rất giỏi trong các hệ thống kỹ thuật giúp người dùng liên tục “dán mắt” vào các thiết bị điện tử và do đó, hàng loạt trẻ em (cả người lớn) dễ dàng bị cuốn hút vào màn hình một cách vô nghĩa. Chưa kể đến việc các nền tảng mạng xã hội ra sức cải thiện các thuật toán phức tạp để thu hút sự chú ý của con cũng như thuyết phục con bạn dành nhiều thời gian ở lại các nền tảng này hơn.

Vì vậy, nếu cha mẹ không có chủ đích giúp con sử dụng Internet hiệu quả, công nghệ đang và sẽ kiểm soát con mà con không hề hay biết. Vì vậy, hãy cho con  hiểu rằng trước khi con  cầm lấy điện thoại của mình, hay mở máy tính lên, hãy tự hỏi mình những câu hỏi tại sao:

  • Mình đã học xong và sử dụng đủ thời gian giải trí trên mạng, mình mở máy tính để làm gì?
  • Việc sử dụng điện thoại/máy tính sẽ cho mình sự thuận tiện hay sẽ khiến mình bị mất tập trung? Nếu mình cầm lấy điện thoại, mình đang đánh đổi điều gì? Đánh đổi đó có xứng đáng không?
  • Mình có đang kết nối với những người mà mình quan tâm và quan tâm đến mình không?
  • Những gì mình đang làm có giúp việc học tập và công việc mình thuận tiện hơn không?
  • Đây có phải là điều mình thực sự muốn làm? Hay đây chỉ là thói quen, chỉ cần thay đổi một chút từng ngày là sẽ vượt qua?

Khi người lớn sử dụng công nghệ một cách có chủ đích, trẻ em cũng học cách làm như vậy. Để giúp trẻ nhận thức về công nghệ như một công cụ hỗ trợ chứ không phải là một công cụ thâu tóm cuộc sống của trẻ, bạn hãy thử chia sẻ lý do tại sao bạn sử dụng điện thoại của bạn.

Cha mẹ có thể đưa ra những nhận xét như “Bố/mẹ đang kiểm tra thời tiết để xem liệu trẻ có thể ra ngoài hay không?”, “Hôm nay bố/mẹ đang sử dụng máy tính rất nhiều để giải quyết công việc để kiếm tiền mua trà sữa cho con”, “Bố/ mẹ đang kiểm tra xem liệu tin nhắn này có phải là của người thân mình gửi tới hay không?”, hoặc thậm chí “Bố/mẹ cần thư giãn và nghỉ ngơi, nhưng bố/mẹ sẽ đặt điện thoại xuống sau một tiếng.”

Những điều cha mẹ quan tâm:

  9 Tips nuôi dạy con hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số
  Phong cách nuôi dạy con hiệu quả nhất trong thời đại kỹ thuật số

Tất nhiên, thật khó để sử dụng công nghệ một cách có chủ đích mọi lúc mọi nơi – vì vậy, khi con nhận ra bản thân đang lướt mạng xã hội không chủ đích, hãy thành thật ghi nhận và thú nhận những gì đang xảy ra, cho cả bản thân và trẻ. Đây là một ví dụ cho thấy sự tự giác, trung thực và cho con  biết rằng điều này tuy có khó, nhưng cả con và cha mẹ đều có thể cố gắng vượt qua cám dỗ của công nghệ.

Nội dung hiển thị trên màn hình quan trọng hơn thời gian sử dụng màn hình

Hầu như mọi máy tính và điện thoại đều có công cụ đo thời gian sử dụng thiết bị của con (Screentime) và có thể chặn truy cập vào một ứng dụng nào đó nếu đã hết thời gian sử dụng. Nhiều phụ huynh sai lầm ở chỗ thiết lập các tính năng này vào thiết bị của con là đủ, rằng việc thời gian con sử dụng được rút gọn và đảm bảo là quan trọng nhất nhưng thật chất, những gì đang diễn ra trên màn hình quan trọng hơn nhiều. 

parental control on mac

Trường hợp các phụ huynh chỉ quan tâm đến thời gian sử dụng thiết bị thường là những cha mẹ không hiểu nhiều về công nghệ. Nội dung hiển thị có 2 dạng: Nội dung con tiếp xúc một cách bị động (tình cờ tiếp xúc hoặc con tìm kiếm nội dung đó) và nội dung mà con đăng tải.

Một số câu hỏi gợi ý cho bạn:

  • Con có đang có hành vi “slot-machine” không? “Slot-machine” là hành vi lướt web liên tục để kiểm tra lượt thích, lượt comment trên bài đăng của con.
  • Những nội dung con thấy trên mạng mang lại những giá trị gì cho con?
  • Có những nội dung nào khiến con lo lắng, khó chịu, ám ảnh hay không? Đó là gì? Con thấy nó ở đâu? Sau khi thấy nội dung này, con cảm thấy thế nào?
  • Con có cảm thấy những gì con tiếp cận trên Internet mang lại nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực hay không?
  • Lý do đăng bài của con là gì? Con cảm thấy thế nào nếu cha mẹ, người thân hoặc thầy cô thấy nội dung này? Khi đó, con còn muốn đăng tải nữa không?
  • Con cảm thấy thế nào khi không có ai thích, bình luận về bài đăng này? Con có đang đăng tải quá nhiều hay không?

exposure to inappropriate material on the internet

Về nội dung hiển thị là nội dung mà con đăng tải, cha mẹ cần dạy cho con hiểu rằng những gì con gửi đi, chia sẻ hoặc đăng lên sẽ tồn tại vĩnh viễn trên Internet (dù con có xoá nó đi sau đi), dạy về những gì nên và không nên đăng tải (các bé đặc biệt ở tuổi vị thành niên có hành vi sexting – gửi, chia sẻ, đăng các hình ảnh/video hở hang của mình) và hậu quả của chúng.

Về nội dung hiển thị là những gì con tiếp cận, cha mẹ phải thật thận trọng với kiểu nội dung này, đặc biệt là nội dung khiêu dâm. Não con chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị tác động bởi những nội dung không phù hợp như khiêu dâm, nội dung kinh dị, gây ám ảnh, v.v. vì vậy bạn nên sử dụng công cụ lọc nội dung online miễn phí để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet, bao gồm:

  • Nội dung khiêu dâm
  • Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
  • Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
  • Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech

Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quyền riêng tư của con.

Internet addiction during COVID - Parents should solve the problem by helping kids ACKNOWLEDGE their problems

Trao đổi hay đánh đổi?

Nhắc nhở con rằng nếu con sử dụng công nghệ hợp lý, đó là sự trao đổi. Nếu không, đó là sự đánh đổi. Ví dụ về sự trao đổi: với Google Maps, chúng ta đang trao đổi dữ liệu vị trí của mình cho Google để nhận lại được sự thuận tiện cho việc điều hướng. Hầu hết cả cha mẹ và con bạn đều cảm thấy thoải mái với trao đổi đó.

Tuy nhiên, một số trao đổi khác đòi hỏi sự suy ngẫm rất nhiều. Trong một số trường hợp sự trao đổi này là tiêu cực, nó được xem là đánh đổi. Ví dụ như việc con có thể đánh đổi thời gian của mình (để liên tục xem những gì người khác đang đăng) với thời gian con có thể sử dụng để tập thể dục hay không?

Chẳng hạn như liệu có đáng để con đánh đổi các mối quan hệ xung quanh với cha mẹ, người thân với việc dùng máy tính thường xuyên? Khi đó, những người xung quanh con có thể cảm thấy bị phớt lờ và kém quan trọng hơn những gì đang diễn ra trên màn hình của con.

Một số câu hỏi gợi ý cho bạn:

  • Việc sử dụng máy tính thường xuyên liệu vẫn sẽ mang lại cho con sự tiện lợi mà con mong muốn? Và liệu nó có đáng không?
  • Thời gian con sử dụng máy tính có được sử dụng một cách tối ưu không?
  • Ngoài công nghệ, còn cách nào không liên quan đến công nghệ mà con có thể áp dụng vào việc học hằng ngày không?
  • Con cảm thấy thế nào khi thấy cha mẹ thường xuyên sử dụng thiết bị kết nối Internet? Con có muốn cha mẹ cảm thấy như vậy không? 

Chủ động luôn là đặc tính vốn có của các bậc cha mẹ hiện đại. Để bảo vệ con tốt hơn nữa khỏi mọi trang web khiêu dâm, bạo lực, giết người, dù con dùng bất kì thiết bị kết nối Internet nào, bạn nên đặt trước Wifi Device, trở thành các bậc phụ huynh đầu tiên sở hữu giải pháp 24/7 bảo vệ con bạn khỏi các trang web độc hại.

Những điều cha mẹ cần biết:

  Dạy trẻ (6-8 tuổi) về việc sử dụng Internet an toàn
  Con bạn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nội dung độc hại trên Internet sau!
  Con bạn đang bị ảnh hưởng bởi 3 tác hại nghiêm trọng nhất của Internet sau