Cách thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên Netflix

How to set parental controls on Netflix

Phim là một thế giới rất hay ho và thú vị cho trẻ em khám phá, học hỏi và giải trí, vai trò của bạn là đảm bảo rằng cuộc hành trình qua thế giới mới là một trải nghiệm tích cực và bổ ích cho con mình. Một trong những bước quan trọng trong việc đảm bảo cuộc hành trình này tích cực là bảo đảm con xem phim và chương trình truyền hình phù hợp với con.

Với ngày càng nhiều trẻ em xem Netflix, bạn nên tìm hiểu cách thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên Netflix để đảm bảo con mình chỉ xem được những thể loại phù hợp với con.

Cách xếp hạng và phân loại độ tuổi trên Netflix

Netflix thiết lập xếp hạng độ tuổi theo mức độ xuất hiện cũng như tác động của sự xuất hiện các nội dung người lớn, bạo lực, khoả thân hoặc sử dụng chất gây nghiện và chất kích thích trong một video. Bạn có thể xem xếp hạng độ tuổi của một video ở góc trên màn hình sau khi bắt đầu phát video hoặc trên trang thông tin chi tiết về phim và chương trình truyền hình đó.

Vì Netflix xếp hạng chương trình truyền hình và phim thay đổi theo khu vực, ở Việt Nam, Netflix phân loại thành 3 đối tượng sau:

  1. Trẻ em:
  • Tất cả: Phim và chương trình truyền hình phù hợp với mọi đối tượng
  • 7+: Phim và chương trình truyền hình phù hợp với trẻ trên 7 tuổi

2. Thiếu niên:

  • 13+: Phim và chương trình truyền hình phù hợp với trẻ trên 13 tuổi

3. Người lớn:

  • 16+: Phim và chương trình truyền hình phù hợp với người trên 16 tuổi
  • 18+: Phim và chương trình truyền hình phù hợp với người trên 18 tuổi

Theo thông tin từ Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kì, các phim gắn nhãn PG-13 – không phù hợp với trẻ dưới 13 tuổi là một cảnh báo nghiêm ngặt của Hội đồng xếp hạng đối với các bậc cha mẹ để xác định xem con cái của họ dưới 13 tuổi có nên xem phim hay không, vì một số cảnh quay có thể không phù hợp với họ.

Đây là lứa tuổi chuẩn bị vào giai đoạn dậy thì với nhiều biến đổi nhất định trong cơ thể, trẻ rất dễ bị tác động tiêu cực bởi những nội dung không phù hợp trên phim ảnh chẳng hạn như cần sa.

phân loại phim PG-13

Bên cạnh đó, phim 13+  có nhiều chủ đề, ngôn ngữ, hình ảnh liên quan đến bạo lực, khỏa thân, hoạt động người lớn hoặc các yếu tố khác. Có thể có bạo lực trong một bộ phim PG-13, nhưng không phải là bạo lực thực tế, bạo lực cực đoan hoặc dai dẳng. Việc sử dụng những từ liên quan đến tình dục, mặc dù chỉ mang tính chất thuyết minh, cần ít nhất xếp hạng PG-13. Nếu nhiều hơn một từ sẽ trở thành hạng hạng R – (Restricted): Dưới 17 tuổi phải có cha mẹ hoặc người lớn đi cùng.

Cách thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên Netflix

Tạo hồ sơ với xếp hạng mức độ trưởng thành cụ thể

Để quản lý các thể loại phim bà chương trình truyền hình mà mọi người trên tài khoản Netflix của bạn có thể xem, bạn có thể tạo hồ sơ cá nhân với xếp hạng độ tuổi tùy chỉnh chẳng hạn như ở đây là Netflix Kids. Netflix Kids có một số tính năng như:

  • Giao diện đơn giản hóa.
  • Loại bỏ quyền truy cập trực tiếp vào cài đặt tài khoản.
  • Chỉ phát các chương trình truyền hình và phim được chọn lọc kỹ lưỡng cho trẻ em.

Các bước thực hiện:

  1. Bạn truy cập Manage Profile của bạn.

2. Nhấn vào Add Profile.

3. Đặt tên cho hồ sơ. Để sử dụng Netflix Kids, hãy chọn Kids. Hồ sơ trẻ em có biểu tượng kids màu vàng

4. Chọn Continue. Hồ sơ mới sẽ hiển thị trên danh sách hồ sơ trên tài khoản của bạn.

5. Làm mới trang để cập nhật các cài đặt bằng các chuyển sang hồ sơ khác và chuyển lại hoặc đăng xuất khỏi thiết bị của bạn và đăng nhập lại.

Chọn xếp hạng theo độ tuổi của hồ sơ

Khi bạn đặt xếp hạng theo độ tuổi cho một hồ sơ, hồ sơ đó sẽ chỉ thấy các chương trình truyền hình và phim phù hợp với xếp hạng đó. Bạn cũng có thể chặn các chương trình truyền hình và phim cụ thể từ các cấu hình riêng lẻ.

Các bước để đặt xếp hạng độ tuổi cho một hồ sơ:

  1. Từ trình duyệt web, truy cập trang Account của bạn.
  2. Mở cài đặt Profile & Parental Control cho hồ sơ bạn muốn quản lý.
  3. Thay đổi cài đặt Viewing Restrictions.
  4. Nhập mật khẩu Netflix của bạn.
  5. Đặt mức xếp hạng dành cho người trưởng thành cho các chương trình TV và phim bạn muốn cho phép trong cấu hình đó.
  6. Chọn Save. Các chương trình truyền hình và phim trên độ tuổi đã chọn sẽ bị xóa khỏi hồ sơ.
  7. Làm mới trang để cập nhật các cài đặt bằng các chuyển sang hồ sơ khác và chuyển lại hoặc đăng xuất khỏi thiết bị của bạn và đăng nhập lại.

Chặn các phim hoặc chương trình không phù hợp

Bạn thực hiện các bước sau:

  1. Từ trình duyệt web, truy cập trang Account của bạn.

2. Mở cài đặt Profile & Parental Control cho hồ sơ bạn muốn quản lý.

3. Thay đổi cài đặt Viewing Restrictions.

4. Nhập mật khẩu Netflix của bạn.

5. Trong Title Restrictions, hãy nhập tên của chương trình truyền hình hoặc phim và nhấp vào tiêu đề khi nó xuất hiện.6. Chọn Save. Các chương trình truyền hình và phim được liệt kê màu đỏ trong Title Restrictions sẽ bị xóa khỏi hồ sơ đó.

7. Làm mới trang để cập nhật các cài đặt bằng các chuyển sang hồ sơ khác và chuyển lại hoặc đăng xuất khỏi thiết bị của bạn và đăng nhập lại.

Khóa hoặc mở khóa hồ sơ

Để hạn chế con bạn có quyền truy cập vào một hồ sơ cụ thể trên tài khoản của bạn, bạn có thể bảo vệ hồ sơ đó bằng cách thiết lập mã PIN Profile Lock. Nếu bạn đã truy cập một hồ sơ và được nhắc nhập mã PIN trước khi phát chương trình truyền hình hoặc phim, hãy xem thêm về mã PIN cấp tài khoản.

Để thêm mã PIN vào một hồ sơ cụ thể:

  1. Từ trình duyệt web, truy cập trang Account của bạn.

2. Mở cài đặt Profile & Parental Control cho hồ sơ bạn muốn khóa

3. Thay đổi cài đặt Profile Lock.

4. Nhập mật khẩu tài khoản Netflix của bạn.

5. Đánh dấu vào ô Require a PIN để truy cập hồ sơ đã chọn.

6. Nhập 4 số để tạo mã PIN Profile Lock của bạn.

7. Chọn Submit.

Bật hoặc tắt tự động phát (Autoplay)

Netflix có hai tính năng tự động phát mà bạn có thể bật hoặc tắt cho từng hồ sơ trên tài khoản. Tự động phát tập tiếp theo và Tự động phát nội dung xem trước:

  • Với tự động phát tập tiếp theo

Tính năng thường áp dụng khi xem chương trình truyền hình có nhiều tập, bạn có thể chọn có tự động phát tập tiếp theo cho con bạn hay không.

  1. Từ trình duyệt web, truy cập trang Account của bạn.

2. Mở cài đặt Profile & Parental Control cho hồ sơ bạn muốn quản lý.

3. Thay đổi cài đặt Playback settings.

4. Chọn hoặc bỏ chọn tùy chọn Autoplay next episodes in a series on all devices.

5. Chọn Save.

6. Làm mới trang để cập nhật các cài đặt bằng các chuyển sang hồ sơ khác và chuyển lại hoặc đăng xuất khỏi thiết bị của bạn và đăng nhập lại.

  • Với tự động phát nội dung xem trước

Tính năng này cho phép bạn chọn có tự động phát bản xem trước của chương trình truyền hình và phim hay không.

  1. Từ trình duyệt web, truy cập trang Account của bạn.
  2. Mở cài đặt Profile & Parental Control cho hồ sơ bạn muốn quản lý.
  3. Thay đổi cài đặt Playback settings.
  4. Chọn hoặc bỏ chọn tùy chọn Autoplay previews while browsing on all devices.
  5. Làm mới trang để cập nhật các cài đặt bằng các chuyển sang hồ sơ khác và chuyển lại hoặc đăng xuất khỏi thiết bị của bạn và đăng nhập lại.

Lời khuyên dành cho cha mẹ khi cho con xem phim

Cha mẹ hãy tự đặt ra cách phân loại phim của riêng mình

Xếp hạng phim của Netflix hay của Hội đồng duyệt phim quốc gia có vai trò cung cấp cho cha mẹ thông tin quan trọng về nội dung của một bộ phim, nhưng quyết định cuối cùng vẫn tùy thuộc vào bạn rằng liệu bộ phim đó có phù hợp với con mình hay không.

Hãy sử dụng hệ thống phân loại phim như tài liệu tham khảo để thiết lập các tiêu chuẩn của riêng bạn vì việc con bạn 14 tuổi không có nghĩa rằng con bạn hoàn toàn có khả năng và đủ nhận thức các bộ phim 13+.

Tìm hiểu về phim và các chương trình truyền hình qua nhiều nguồn

Đọc kỹ nội dung phim để đảm bảo nó chứa loại nội dung mà bạn cảm thấy thoải mái khi cho con mình xem. Hãy tận dụng các nguồn thông tin hữu ích dành cho cha mẹ về đánh giá phim, các nguồn thông tin trực tuyến về phim để hiểu thêm về hệ thống phân loại, nắm rõ loại nội dung phù hợp với từng hạng mục xếp hạng và liệu nó có phù hợp với con bạn hay không.

Cố gắng xem phim cùng con nhiều nhất có thể

Với số lượng phương tiện truyền thông khủng mà trẻ em tiếp xúc mỗi ngày, việc bạn dành thời gian xem trước, sàng lọc trước mọi thứ mà con tiếp cận là không thực tế và không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Vì vậy, thay vì xem trước, hãy trực tiếp xem phim cùng con, bạn phải tự mình trải nghiệm vì có những hình ảnh trên phim được xem là bình thường với gia đình này như lại tiêu cực với gia đình khác. Việc xem phim cùng con cũng củng cố các giá trị của gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên.

Hệ thống phân loại phim là gì

Điều này cũng nên áp dụng với việc sử dụng Internet. Bên cạnh việc chủ động trò chuyện với con về các tác hại trên Internet hay sử dụng phần mềm lọc nội dung, đôi khi bạn nên cùng con sử dụng Internet (nếu con đồng ý) để hiểu hơn về những gì con tiếp cận trên mạng và lồng ghép những bài học nhỏ về những nội dung nào là phù hợp và không phù hợp với con.

Chủ động luôn là đặc tính vốn có của các bậc cha mẹ hiện đại. Để bảo vệ con tốt hơn nữa khỏi mọi trang web khiêu dâm, bạo lực, giết người, dù con dùng bất kì thiết bị kết nối Internet nào, bạn nên đặt trước Wifi Device, trở thành các bậc phụ huynh đầu tiên sở hữu giải pháp 24/7 bảo vệ con bạn khỏi các trang web độc hại.

Đừng quên trao đổi với con về phim sau khi đã xem xong

Phim là một thế giới hoàn toàn mới cho trẻ em khám phá và học hỏi, vai trò của bạn là đảm bảo rằng cuộc hành trình qua thế giới mới là một trải nghiệm tích cực và bổ ích. Sau khi xem phim, hãy cùng con thảo luận về nội dung nhằm củng cố những giá trị tích cực và đưa ra những điều con không nên bắt chước, chẳng hạn như cảnh hút thuốc lá. Hãy sử dụng việc xem phim cùng con như một phương tiện hỗ trợ giáo dục.

Có thể bạn sẽ thích tìm hiểu về: