Như cha mẹ cũng đã biết, có rất nhiều rủi ro trên mạng xã hội đặc biệt tấn công ở trẻ em và trẻ vị thành niên như nội dung không phù hợp với lứa tuổi (khiêu dâm, hành quyết, giết người, v.v.), bị các kẻ tấn công tình dục dụ dỗ, hành vi sexting (chụp và gửi ảnh nhạy cảm của bản thân), và dĩ nhiên là rủi ro con bị ép buộc, đe doạ, tốn tiền để thực hiện các hành vi con không muốn.
Vì vậy cha mẹ cần liên tục cập nhật kiến thức của bản thân và hướng dẫn con cách sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lý, điều này cũng hoàn toàn cần thiết đối với những trẻ chưa đủ 13 tuổi để sử dụng mạng xã hội, giúp con có ý thức tốt hơn, sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm hơn sau này.
CyberPurify mong rằng 5 lời khuyên an toàn trên Facebook dành cho cha mẹ bên dưới sẽ giúp bạn nhận thức, trò chuyện và giáo dục con hiệu quả hơn về những điều nên và không nên làm khi trực tuyến, cũng như biết cách xử lý khi với những tình huống không mong muốn, đảm bảo con vui chơi và kết bạn lành mạnh ở thế giới ảo đầy rẫy những cạm bẫy này.
5 lời khuyên an toàn trên Facebook dành cho cha mẹ
Hiểu rõ những điều cơ bản để bảo vệ quyền riêng tư cá nhân khi sử dụng Facebook
Tùy thuộc vào độ tuổi của con, bạn có thể cùng nhau duyệt qua các tính năng cài đặt về quyền riêng tư để đưa ra các lựa chọn mà cả hai đều cảm thấy thoải mái nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cho con. Bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, bạn cần liên tục nhắc nhở con sử dụng Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung một cách có trách nhiệm.
Một số những ví dụ cơ bản để bảo vệ con an toàn trên mạng xã hội:
- Không bao giờ chia sẻ mật khẩu với người khác
- Chỉ chấp nhận lời mời kết bạn từ những người con quen biết:
Một trong những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cơ bản nhất: Không nói chuyện với người lạ. Đừng vào phòng trò chuyện đặc biệt là ở những ứng dụng nhắn tin bí mật và tiết lộ những điều riêng tư về bản thân.
Con bạn có thể cảm thấy rằng con bạn biết người này, nhưng anh ta/cô ta hoàn toàn có thể là một kẻ giả mạo để khiến con trở thành nạn nhân của chúng.
Chẳng hạn như một người đàn ông 33 tuổi ở Plymouth đã giả dạng là một cậu bé 15 tuổi để dụ dỗ các bé gái 12 và 13 tuổi gửi ảnh khoả thân cho ông ta. Kẻ xấu đặc biệt là kẻ tấn công tình dục đang ngày càng hướng đến đối tượng trẻ tuổi từ 13-17 tuổi để giả vờ xây dựng mối quan hệ tình cảm và dụ dỗ các bé đặc biệt là bé gái gửi ảnh khoả thân/ bán khoả thân cho mình.
Nguồn: bbc.com
- Biết cách xử lý khi có người làm con khó chịu: Huỷ kết bạn, chặn hoặc/và báo cáo người đó.
- Biết cách nói “Không” trước những thách thức, yêu cầu con làm những việc con không thoải mái.
Không chia sẻ vị trí của bài viết
Điều quan trọng đối với trẻ vị thành niên nói riêng là trẻ cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi chia sẻ vị trí của mình, vì vậy tính năng chia sẻ vị trí trên Facebook sẽ bị tắt theo mặc định. Khi người lớn hoặc trẻ vị thành niên bật chia sẻ vị trí, Facebook sẽ đưa ra một thông báo nhắc nhở rằng họ đang chia sẻ vị trí của mình.
Dạy con các quy tắc ứng xử cần có khi sử dụng mạng xã hội
- Ứng xử với người khác như cách con muốn được đối xử
Nhắc nhở con trò chuyện, tương tác với người khác trên thế giới ảo như cách con sẽ trò chuyện và đối xử trực tiếp với họ. Trẻ em luôn cần được nhắc nhở rằng trước mặt con không phải là một màn hình laptop hay điện thoại mà là một người hoặc nhiều người ngồi đối diện nhận tin nhắn của con.
Vì vậy mà trước khi ấn chọn nút gửi, hãy nghĩ xem con sẽ thấy thế nào khi người đó nhận được tin nhắn mình đang gửi? Nếu câu trả lời là tiêu cực thì con không nên gửi nó.
- Dấu chân số
Đây là dấu vết của những thứ con để lại (vô tình hay cố ý) khi hoạt động trực tuyến. Một khi con đã bình luận, đăng tải bất kỳ tin nhắn, hình ảnh, video nào nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trên Internet và có thể truy nguồn được (dù con có xoá ngay sau đó).
- Không đăng bất kì thứ gì khi con đang tức giận hoặc quá xúc động
Rất nhiều trẻ thường “xả” mọi âu lo buồn phiền của mình lên mạng xã hội, và đây không bao giờ là một ý kiến sáng suốt. Việc gửi tin nhắn, đăng trạng thái để giải toả tâm trạng nóng giận có thể khiến con thoả mãn hơn hiện tại nhưng con sẽ phải cảm thấy hối hận trong tương lai.
Nếu con quá nóng nảy và không thể chống lại sự cám dỗ muốn nói và thể hiện với ai đó thì hãy nhấn nút nguồn để tắt mọi thiết bị đi. Sau đó bình tĩnh và lấy lại tinh thần.
- Chất lượng quan trọng hơn số lượng
Khi ở lứa tuổi mới lớn đặc biệt là tuổi dậy thì, con thường phụ thuộc vào mối quan hệ với bạn bè hơn là cha mẹ, vì vậy để nhận nhiều lượt theo dõi hay lượt tương tác, đa số trẻ sẽ có xu hướng chia sẻ quá thường xuyên về cuộc sống của mình từ bữa ăn, đi uống cà phê, đến quan niệm cuộc sống, v.v.
Một khi chia sẻ càng nhiều, con sẽ có rủi ro vô tình để lộ những thông tin bảo mật và riêng tư, từ đó thông tin nhạy cảm có thể bị lưu lại và bị lợi dụng bởi những kẻ xấu muốn làm hại con sau này.
Biết cách xử lý khi con bị người khác đe doạ chia sẻ ảnh/video/tư liệu nhạy cảm của con
Đây là hành vi rất thường gặp trên mạng xã hội khi trẻ vị thành niên thường có xu hướng sexting – gửi và chia sẻ ảnh nhạy cảm của mình cho người khác (có thể là bạn trai/bạn gái hoặc bị dụ dỗ bởi kẻ tấn công tình dục).
Nếu ai đó đe dọa chia sẻ những điều mà con bạn muốn giữ bí mật, tống tiền con hoặc ép buộc con đưa bất cứ thứ gì khác cho họ, bạn và con bạn có các lựa chọn sẽ được phân tích bên dưới.
Tuy nhiên, trước hết bạn nên hiểu rằng ngay cả khi bị đe dọa, trẻ em và trẻ vị thành niên có xu hướng miễn cưỡng chia sẻ những vấn đề nhạy cảm với cha mẹ hoặc những người lớn đáng tin cậy.
Trẻ thường sợ hãi, bối rối hoặc lo lắng về những gì có thể xảy ra tiếp theo. Chẳng hạn như trẻ sợ khi nói với cha mẹ, tình hình hiện tại sẽ tồi tệ hơn nhiều khi cha mẹ sẽ la mắng, kỷ luật hoặc chỉ trích trẻ.
Vì vậy, không có gì hiệu quả hơn việc thường xuyên cho con hiểu (cách thức tuỳ vào từng phụ huynh) rằng cha mẹ luôn ở đó và con có thể tìm đến và chia sẻ bất kỳ điều gì con sợ mà không bị chỉ trích, rằng bạn sẽ tôn trọng giúp con giải quyết vấn đề cùng nhau. Một số các lựa chọn khi trẻ bị người khác đe doạ:
- Chụp lại bằng chứng: Con bạn rất cần chụp màn hình đoạn chat, đoạn bình luận để giữ làm bằng chứng
- Báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật địa phương.
- Báo cáo cho Facebook với tiêu mục Chia sẻ hoặc đe dọa chia sẻ hình ảnh thân mật đi ngược lại Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook.
- Chặn người này: Khi đó, họ sẽ không còn quyền truy cập vào danh sách bạn bè của con bạn, không thể bắt đầu cuộc trò chuyện với con bạn hoặc xem những thứ bạn đăng tải.
Hãy nhớ rằng nếu ai đó yêu cầu con bạn chia sẻ điều gì đó mà bạn không thoải mái, con bạn có quyền cương quyết từ chối.
Tuy nhiên, với độc giả của CyberPurify thường có con dưới 18 tuổi, bạn cần khuyên con chia sẻ với cha mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy khác khi con bị đe doạ, vì lúc này cha mẹ sẽ giúp con suy nghĩ thấu đáo và sáng suốt những việc cần làm. Đừng quên hãy tạo bầu không khí thân thiện nơi con có thể tìm đến bạn bất kỳ lúc nào mà không sợ bị la mắng.
Bạn cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức bảo vệ trẻ em. Nếu con đang bị đe dọa, cha mẹ cũng nên thu thập thêm thông tin để nhìn nhận toàn bộ câu chuyện từ nhiều góc nhìn: từ con bạn, sau đó nói chuyện với những người mà cả hai đều tin tưởng để hiểu sâu và bao quát vấn đề hơn.
Báo cáo ngay khi phát hiện có hình ảnh/video vi phạm quyền riêng tư của con bạn
- Nếu con bạn dưới 13 tuổi: Facebook có một biểu mẫu để cha mẹ thay mặt con điền thông tin khi có bạn có yêu cầu xóa hình ảnh của con. Facebook sẽ yêu cầu bạn điền một số thông tin như:
- Bổ sung đường liên kết (URL) có chứa nội dung (ví dụ: ảnh, video, bình luận) bạn muốn báo cáo. Nếu nội dung này nằm trên Dòng thời gian của ai đó, nhấp vào ngày/giờ nó được đăng
- Sao chép URL từ thanh địa chỉ của trình duyệt
- Đính kèm bản sao giấy tờ chứng minh tư cách của bạn là cha mẹ hoặc người giám hộ.
Nếu như bạn không có URL, bạn có thể miêu tả chính xác nơi nội dung này xuất hiện, ngày/giờ nó được đăng và tên của người đã đăng. Lưu ý rằng nếu bạn sống ở Mỹ, bạn phải đính kèm bản sao giấy tờ chứng minh tư cách bạn là cha mẹ hoặc người giám hộ, còn nếu bạn sống ở các quốc gia khác, Facebook không yêu cầu bạn cung cấp thông tin này.
- Nếu con bạn từ 13 đến 17 tuổi: Trong trường hợp này, Facebook thừa nhận không thể thay mặt con bạn khiếu nại hình ảnh/video vi phạm quyền riêng tư nếu con bạn trên 13 tuổi, trừ khi con bạn không thể báo cáo điều này cho Facebook.
Vì vậy nếu có thể, bạn nên khuyên con chủ động gửi yêu cầu xóa nội dung vi phạm quyền riêng tư của con tại biểu mẫu này.
Làm thể nào để bảo vệ con tốt hơn trên Facebook?
Bên cạnh các chiêu trò lừa đảo, những đối tượng bắt nạt và đe doạ con thực hiện cách hành vi nguy hiểm, vẫn còn một rủi ro khác đang rình rập con bạn: nội dung không phù hợp với lứa tuổi.
Mặc dù Facebook rất nỗ lực trong việc phát hiện và lọc nội dung như khiêu dâm, hành quyết, v.v. sự thật là không có bộ lọc nào phát hiện chính xác 100%, đã có rất nhiều trường hợp các hình ảnh/videos độc hại bị chia sẻ tràn lan trên mạng trước khi bị gỡ xuống sau 30 phút!
Vì vậy để đảm bảo môi trường mạng của con bạn được an toàn và lành mạnh hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên bất kỳ trình duyệt (kể cả Facebook), bao gồm:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
- Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech
Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con bạn tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quyền riêng tư của con.
Chủ động luôn là đặc tính vốn có của các bậc cha mẹ hiện đại. Để bảo vệ con tốt hơn nữa khỏi mọi trang web khiêu dâm, bạo lực, giết người, dù con dùng bất kì thiết bị kết nối Internet nào, bạn nên đặt trước Wifi Device, trở thành các bậc phụ huynh đầu tiên sở hữu giải pháp 24/7 bảo vệ con bạn khỏi các trang web độc hại.
CyberPurify mong rằng 5 lời khuyên an toàn trên Facebook dành cho cha mẹ sẽ giúp bạn cùng con sử dụng Facebook và mạng xã hội an toàn và lành mạnh hơn!
Có thể bạn sẽ thích đọc về:
—