Cảnh tượng thanh thiếu niên và người lớn đắm chìm trong các thiết bị di động của mình mà không để ý đến thế giới xung quanh đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Trong thế giới kỹ thuật số khi mà phần lớn giao tiếp được thực hiện thông qua bàn phím hoặc màn hình cảm ứng, không chỉ bạn mà con bạn đã dần trở nên kém hơn trong việc hiểu thế nào và ý nghĩa của một cuộc trò chuyện trực tiếp.
Mặc dù ta không thể phủ nhận những tiện ích mà các thiết bị kỹ thuật số này mang lại cho cuộc sống con người, việc dành quá nhiều thời gian cho thiết bị công nghệ đã làm giảm đi đáng kể thời gian tham gia vào các cuộc hội thoại trực tiếp và các hoạt động phát triển cần thiết khác của con.
Tóm lại là công nghệ ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội của con bạn mỗi ngày một sâu sắc và tiêu cực hơn, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng trong các kỹ năng này cũng như mối quan hệ của con với bạn bè bên ngoài.
Và đâu là những kỹ năng xã hội bắt buộc của con nhưng đang dần bị đánh đổi bởi việc dành quá nhiều thời gian dành cho công nghệ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bên dưới.
Công nghệ ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội của con như thế nào?
Một nghiên cứu báo cáo rằng nhắn tin bằng văn bản đã trở thành phương thức giao tiếp chính của lứa tuổi thanh thiếu niên.
Điều này là một hồi chuông cảnh báo vì nhắn tin tức thời và và nhắn tin SMS thiếu những ngôn ngữ cơ thể, tương tác, trao đổi ý nghĩa mà chỉ có thể đến từ một cuộc gặp mặt trực tiếp. Chính việc học, hiểu và sử dụng và hiểu ngôn ngữ cơ thể sẽ cho phép trẻ phát triển thành những nhà giao tiếp có năng lực hơn trong tương lai.
Bên dưới là một số ví dụ điển hình về cách công nghệ sẽ tác động tiêu cực đến con thế nào:
Giao tiếp bằng mắt
Đôi khi không cần nói gì mà chỉ cần với một ánh nhìn, người đối diện có thể hiểu được mình đang ám chỉ điều gì. Và ngược lại, chỉ khi hiểu việc giao tiếp bằng mắt thì con bạn mới biết được người mình đang giao tiếp có hứng thú hay chán ngắt với cuộc trò chuyện này hay không.
Nói tóm lại, khả năng giao tiếp bằng mắt và biết khi nào thích hợp để thể hiện các biểu cảm dưới dạng ánh nhìn là một kỹ năng xã hội quan trọng. Tuy nhiên, việc nhìn vào màn hình hơn mười giờ mỗi ngày sẽ làm mai một đi khả năng “đọc vị” người khác khi giao tiếp trực tiếp với họ.
Theo ước tính gần đây, trung bình người Mỹ dành hơn 5 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị kỹ thuật số trên máy tính và thiết bị di động, và 4 giờ rưỡi nữa để xem TV. Ngoài ra, người sử dụng điện thoại di động trung bình kiểm tra điện thoại của mình 150 lần một ngày.
Tầm quan trọng của việc giao tiếp bằng mắt không lạ gì khi luôn được đánh giá rất cao trong các mối quan hệ giữa con người với con người, dù ở trường học hay nơi làm việc. Đây là hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ mạnh nhất khi hơn 43% sự chú ý mà chúng ta tập trung vào người đối diện được dành cho đôi mắt.
Giao tiếp bằng mắt cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các kết nối cảm xúc và có thể được sử dụng như một công cụ tạo ảnh hưởng đến người khác. Chẳng hạn như khi trẻ nhìn thẳng vào mắt cha mẹ khi đang chứng minh một điều gì đó cho thấy trẻ đang rất tự tin.
Âm sắc của giọng nói
Khi việc giao tiếp chỉ được thể hiện bằng bàn phím, con bạn sẽ dần trở nên kém hơn trong việc giao tiếp trực tiếp với người khác, như ở đây là âm sắc của giọng nói. Âm sắc của giọng nói thực sự có thể tác động đến chất lượng lời nói của con và tác động cả đến người nghe.
Nếu như con cứ nói nhỏ, run run hoặc lúc to lúc nhỏ không ổn định sẽ cho người khác thấy con đang căng thẳng và không tự tin. Khi tranh luận với bạn bè hay thầy cô, nếu con có âm sắc quá cao, không êm dịu, sẽ dễ gây hiểu lầm cho người khác rằng con không bình tĩnh và không tôn trọng họ.
Rõ ràng, có nhiều lợi thế khi sử dụng công nghệ và nhắn tin cho mục đích giao tiếp, nhưng sự dư thừa của loại công nghệ tương tác xã hội (SITs) này có thể làm tăng sự lo lắng khi giao tiếp với xã hội và làm suy giảm sự tự tin của trẻ khi gặp gỡ giữa các cá nhân.
Kỹ năng nghe gọi điện thoại
Khả năng nói chuyện qua điện thoại — rõ ràng, tự tin và ngắn gọn — đang trở thành dĩ vãng. Thời đại của tin nhắn văn bản, Twitter và Instagram đã bắt đầu thực sự làm suy giảm khả năng thực sự tổ chức các cuộc trò chuyện và khả năng phản hồi trên điện thoại của thế hệ trẻ.
Như đã đề cập, xu hướng nhắn tin thay vì gọi điện cho mọi người đã khiến thế hệ trẻ vô cùng lúng túng và lo lắng khi nhận cuộc gọi qua điện thoại. Điều này không chỉ đúng với trẻ em, mà còn cả ở người lớn. Khi giao tiếp gián tiếp quá nhiều, dần con bạn sẽ trở nên ngượng nghịu và ngại nói chuyện qua điện thoại.
Một số trường hợp con sợ nghe điện thoại đến mức không nghe bất kì cuộc gọi nào và chỉ phản hồi qua nhắn tin.
Có thể bạn cũng sẽ thích những nội dung này:
—
Khả năng tập trung
Một điều hiển nhiên rằng bạn sẽ rất nhiều lần cảm thấy buồn chán với công việc, với một cuộc họp hay một cuộc đối thoại nào đó. Và con bạn cũng thế. Một phần quan trọng của kỹ năng xã hội tốt là biết khi nào cần tập trung và chú ý.
Một nghiên cứu gần đây của Tập đoàn Microsoft đã phát hiện ra rằng việc liên tục sử dụng công cụ kỹ thuật số khiến việc tập trung của con người trở nên khó khăn hơn, với thời gian tập trung của con người rút ngắn từ 12 giây xuống còn 8 giây trong hơn một thập kỷ.
Đặc biệt với những trẻ tiếp xúc với màn hình máy tính hay điện thoại nhiều thường dễ bị phân tâm và kém trong việc lọc ra những yếu tố không liên quan ảnh hưởng đến mục đích chính mà con đang thực hiện: chẳng hạn như trò chuyện với ba mẹ, nghe thầy cô giảng bài, v.v.
Nhận thức về không gian và sự phân tâm nguy hiểm
Khi con quá tập trung vào thế giới Internet, con trở nên ít nhận thức hơn về thế giới thực tế xung quanh, tạo ra khoảng cách lớn giữa thế giới ảo và thế giới thật. Khi công nghệ và sự gián đoạn ngày càng trở nên phổ biến, hậu quả tiêu cực của việc không chú ý vào những gì diễn ra ở thực tại trở nên rõ ràng hơn.
Cuộc hội thoại
Nghệ thuật trò chuyện là một trong những kỹ năng mà nhiều bạn trẻ còn thiếu. Đặt câu hỏi về người khác, tích cực lắng nghe và có thể đọc các ngôn ngữ hình của người khác đều là một phần của việc trở thành một nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Khi con bạn quá quen với việc sử dụng điện thoại, chúng vẫn sẽ tiếp tục như thế khi nói chuyện trực tiếp với người khác, tạo cảm giác tiêu cực và không tôn trọng cho họ. Bởi việc giao tiếp trực tiếp không chỉ là nội dung đang trao đổi qua lời nói mà còn là nét mặt, giao tiếp bằng mắt, giọng nói cũng như ngôn ngữ hình thể và không gian giữa các cá nhân.
Công nghệ ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội của con trong việc phát triển các mối quan hệ trong cuộc sống
Một điều hiển nhiên là việc dành quá nhiều thời gian trên màn hình sẽ làm mất thời gian tham gia vào các tương tác xã hội trong cuộc sống thực. Trẻ em rất cần phát triển các kỹ năng giao tiếp, xã hội thông qua các mối quan hệ của chúng với cha mẹ, người thân và bạn bè đồng trang lứa khác.
Không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai của trẻ, giao tiếp trực tiếp cả và không bằng lời nói giúp phát triển sự đồng cảm ở trẻ, học cách tiếp cận và hơn thế nữa.
Việc sử dụng công nghệ gia tăng có khả năng tạo ra sự mất kết nối xã hội đối với bạn bè cùng lớp, gần nhà, điều này có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển các kỹ năng xã hội và quan hệ.
Nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng thời gian sử dụng thiết bị có liên quan tiêu cực đến sự phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ, đặc biệt là trẻ mới biết đi. Cụ thể, nếu trẻ càng dành nhiều thời gian cho các thiết bị thì khả năng tuân thủ các chỉ dẫn của người lớn và khả năng giúp đỡ người khác rất thấp. Mức độ của các hành vi xã hội gây rối, chẳng hạn như hách dịch hoặc bắt nạt, tăng lên khi có nhiều thời gian sử dụng thiết bị hơn.
Những lo ngại về sự mất kết nối mối quan hệ xã hội cũng kéo dài đến cả trẻ lớn và thanh thiếu niên. Khi thời gian dành cho thiết bị tăng lên, thời gian dành cho người lớn và bạn bè cùng lứa giảm đi.
Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập và cô đơn, với các nghiên cứu cho thấy rằng những thanh thiếu niên ít gặp gỡ bạn bè và có thời gian sử dụng thiết bị công nghệ cao thường có rủi ro cao hơn của việc trầm cảm và tự kỷ.
Cha mẹ có thể làm gì để khuyến khích sự phát triển xã hội lành mạnh
- Hoạt động ngoại khoá: Bạn hãy dành nhiều thời gian dẫn con mình tham gia các hoạt động ngoại khoá của gia đình, đưa con tham gia các khoá học, chương trình của trường để gia tăng số lượng và chất lượng giao tiếp trực tiếp của con với bạn bè đồng trang lứa.
- Thường xuyên hỏi con về mối quan hệ của con với các bạn cùng lứa tuổi: Điều này có thể giúp xác định rằng liệu con có đang quá ít bạn, lí do đến từ việc con sống thu hẹp bản thân, con thích chơi ipad hơn hay có vấn đề gì liên quan tới khả năng giao tiếp của con hay không.
- Hãy là hình mẫu về thói quen sử dụng thiết bị một cách lành mạnh cho con. Với công nghệ phát triển cùng với sự phức tạp của dịch Covid, việc hoàn toàn không cho con tiếp cận với công nghệ là rất vô lý.
Tuy nhiên, một khi con đã tiếp xúc với công nghệ, bạn cần chia sẻ với con về thói quen sử dụng một cách hợp lý, đảm bảo sự cân bằng giữa thời gian sử dụng thiết bị công nghệ và thời gian bên ngoài.
Tuy nhiên, sự đảm bảo về mặt thời gian là không hề đủ, bạn cần đảm bảo những gì con bạn tiếp xúc trên mạng sẽ phù hợp với lứa tuổi của con. Hàng loạt các nội dung không phù hợp như porn, cảnh giết người máu me, vũ khí, v.v rình rập con bạn trên thế giới ảo mỗi ngày mà bạn không hề hay biết, những nội dung này hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con bạn, từ biếng ăn, ngủ gặp ác mộng đến trầm cảm, thậm chí tự sát.
Vì vậy để bảo vệ con khỏi các tác nhân này, bạn cần công cụ lọc nội dung không phù hợp như porn, sex, ma tuý, vũ khí, ảnh ma quỷ ghê rợn, v.v như CyberPurify để con có thể tự do học tập và giải trí trên Internet (dĩ nhiên trong khung giờ hợp lý) mà vẫn được bảo vệ.
Có thể bạn cũng sẽ thích những nội dung này: