“Chơi trò bác sĩ” hay còn gọi là Playing doctor (xem bộ phận sinh dục của bạn cùng chơi) là điều mà hầu hết trẻ em đều làm khi còn nhỏ. Liệu việc xem bộ phận sinh dục của bạn chỉ đơn thuần là kết quả của sự tò mò ở lứa tuổi này hay là điều báo động phụ huynh?
Tại sao trẻ “chơi trò bác sĩ”?
“Chơi trò bác sĩ” thường xảy ra khi trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Sở dĩ bọn trẻ làm vậy chủ yếu là vì tò mò. Điều này xảy ra khi con đã nhận biết được có sự khác biệt giữa nam và nữ về vẻ bề ngoài, ví dụ như bố có thể để tóc ngắn, để râu và mẹ có thể để tóc dài, mặc váy.
Nhưng nếu mẹ để tóc ngắn và bố để tóc dài thì sao?
Khi đó, trẻ em sẽ tò mò và nghĩ rằng liệu còn cách nào khác để phân biệt giữa nam và nữ hay không. Do đó, khi chơi cùng bạn bè, việc tò mò liệu bạn mình có gì khác biệt là điều khá tự nhiên và dễ hiểu. Vì vậy, con trẻ sẽ xem bộ phận sinh dục của bạn cùng chơi và cho bạn chúng xem bộ phận sinh dục của bản thân chúng. Nói cách khác, “chơi trò bác sĩ” là một hành vi phù hợp với lứa tuổi mà nhiều trẻ em sẽ làm.
Cha mẹ có nên lo lắng không?
Đa phần đây là một hành vi bình thường mà con trẻ thường làm. Nhưng, đôi khi trẻ làm việc đó vì những lý do khác có vấn đề hơn. Làm thế nào để phụ huynh nhận biết khi “chơi trò bác sĩ” là một điều bình thường phát triển theo tuổi và khi nào là không phải?
Hành vi bình thường là khi trẻ nhìn vì tò mò, bao gồm:
- Trẻ chơi với bạn cách khoảng 2 tuổi
- Trẻ sẽ chơi cùng một người nào đó mà chúng biết
- Cả hai đồng ý chơi, không có sự ép buộc
- Trò chơi là tự phát
- Trò chơi không thường xuyên xảy ra
- Trẻ có thể giữ bí mật vì chúng dự đoán phụ huynh có thể sẽ phạt chúng
Có thể bạn sẽ thích những nội dung này:
Làm gì khi bạn phát hiện con “chơi trò bác sĩ”?
- Hít một hơi thật sâu! Đừng hoảng sợ và đừng tức giận vì con bạn chỉ đang tò mò mà thôi!
- Bạn cần đánh lạc hướng trẻ bằng cách gợi ý một hoạt động khác, như là: “Tụi con có muốn đi ăn gà rán không?” Hãy cố giữ tông giọng bình thường như mọi ngày, giống như không có việc gì xảy ra. Lúc này, để ý quan sát trẻ trong tầm nhìn của bạn.
- Sau đó, khi đứa trẻ kia đã về nhà, hãy trò chuyện với con bạn về những gì đã xảy ra, những gì mà cha mẹ đã thấy. Khi đó, bạn đã có thời gian bình tĩnh lại và sẵn sàng trò chuyện với con bạn.
Có nên nói gì với phụ huynh của đứa trẻ còn lại?
Thật ra việc nói hay không còn tuỳ thuộc vào bạn.
Nếu bạn quyết định chia sẻ với phụ huynh khác về điều đó, bạn có thể tình cờ đề cập đến sự việc. Ví dụ như: “Hôm nay tụi nhỏ đã chơi rất vui. Tụi nó chơi trò bác sĩ và tôi thấy tụi nhỏ khám phụ khoa cho nhau. Tuy nhiên, tôi lại thấy khá là sốc khi thấy cảnh đó.”
Không phải cha mẹ nào cũng hiểu rằng “chơi trò bác sĩ’ là một hành động bình thường phù hợp với lứa tuổi mà trẻ sẽ làm, vì vậy bạn cũng cần cho phụ huynh khác biết rằng tất cả đều bình thường và trong sáng.
Tuy nhiên, hai bên phụ huynh có thể cần phải theo dõi chặt chẽ trẻ trong vài lần chơi chung tiếp theo của trẻ, để hiểu rõ hơn liệu “trò chơi” của chúng có lành mạnh hay không.
Hãy cởi mở và trung thực. Đừng cố đổ lỗi cho con mình, con người khác và cả phụ huynh khác hoặc quá lo lắng vì có thể trẻ chỉ đang tò mò và điều đó là vô cùng hiển nhiên trong quá trình phát triển của trẻ. Lo lắng quá mức thậm chí có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa người lớn với nhau.
Bạn nên nói gì với con?
Bạn nên trò chuyện với con về những gì đã xảy ra. Giữ cho bầu không khí nhẹ nhàng và thân thiện, đừng khiến cho trẻ cảm thấy áp lực hoặc sợ hãi về những gì chúng đã làm. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện mật cách bình thường: “Hôm nay bố/ mẹ thấy con đang hơi trò chơi với bạn con, hai đứa chơi trò chơi gì vậy?”
Cố gắng tìm hiểu xem điều đó có trong sáng hay không (tự nguyện, tự phát, không xảy ra trước đây) và liệu con bạn có bị ảnh hưởng bởi trò chơi đó hay không. Trẻ thường sẽ mở lòng và dễ dàng chia sẻ suy nghĩ của chúng nếu chúng cảm nhận rằng bạn sẽ không la mắng chúng.
Hãy cho con bạn biết rằng chúng có thể tò mò về các bộ phận kín của bạn mình và bố/ mẹ hiểu sự tò mò của chúng, nhưng hãy nhắc nhở trẻ rằng: “Con không nên chạm vào bộ phận kín của người khác hoặc để họ chạm vào bộ phận đó của con”.
Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về chủ đề giới tính này qua sách, như Everyone’s Got A Bottom của Tess Rowley, hoặc It’s My Body: A Book about Body Privacy for Young Children của Louise Spilsbury. Bạn cũng có nói về sự khác biệt giới tính trong gia đình của bạn. Hoặc mua một con búp bê để giải thích cho trẻ về mặt giới tính.
Lần tới khi con bạn có bạn đến chơi, hãy cố gắng để ý chúng bằng cách mở cửa phòng ngủ, khuyến khích trẻ chơi trong phòng khách. Tuy nhiên, đừng công khai để ý con trẻ, làm chúng mất tự nhiên.
Kết luận
Ở lứa tuổi 4-6, con bạn có thể bắt đầu cho người khác xem bộ phận sinh dục của mình. Việc chơi trò bác sĩ này hoàn toàn có thể xảy ra giữa trẻ em cùng giới và trẻ em khác giới. và do đó, việc trẻ sờ, ôm và hôn bộ phận sinh dục của bạn là rất phổ biến.
Đối với bạn, hoạt động này có vẻ không phù hợp với lứa tuổi của con. Nhưng đối với con bạn, đó là một cách tìm hiểu về cuộc sống nhưng hoàn toàn hợp lý để khám phá sự tò mò vốn dĩ vô cùng tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi này về sự khác biệt giới tính.
Việc con “chơi trò bác sĩ” – playing doctor là hoàn toàn bình thường nếu như hành vi của con xuất phát từ việc tò mò, cả hai tự nguyện chơi, tự phát và không thường xuyên xảy ra.
Tuy nhiên,
Khi con bước vào tiểu học, cũng như trong giai đoạn dịch biến chuyển khôn lường hiện nay, việc học online là điều rất hiển nhiên. Khi đó, cũng vì tò mò, con có thể tìm kiếm các thông tin về việc này, và không ít khả năng con sẽ tiếp cận đến các nội dung khiêu dâm không lành mạnh.
Vì vậy để đảm bảo môi trường mạng của con bạn được an toàn và lành mạnh hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet, bao gồm:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
- Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech
Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con bạn tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quá sâu vào quyền riêng tư của con.
Hãy thử những nội này, biết đâu bạn sẽ thích: