Trẻ em là nạn nhân phổ biến của nạn bắt nạt trực tuyến, bởi vì trẻ em hiện nay là thế hệ lớn lên trong thời đại của Internet và là đối tượng đông đảo sử dụng mạng xã hội để giải trí trực tuyến.
Cha mẹ nên cảnh giác nếu trẻ có các dấu hiệu như cảm xúc hoặc sợ hãi khi cầm điện thoại, khi online trên mạng xã hội hoặc biểu hiện lo lắng, bất an khi nhận được tin nhắn. Vì đó rất có thể là một trong các dấu hiệu con đang gặp phải bạo lực trực tuyến và cần sự giúp đỡ từ cha mẹ.
Bạo lực trực tuyến là gì?
Theo Unicef “Bạo lực trực tuyến” hay còn gọi là “bắt nạt trên mạng” được định nghĩa là bắt nạt bằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
- Bạo lực trực tuyến có thể diễn ra trên phương tiện mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng chơi game và điện thoại di động,…
- Đó là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích khiến những người bị nhắm mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ.
Có các dạng bạo lực trực tuyến nào hiện nay?
Cyberstalking – Quấy rối trực tuyến
- Cyberstalking tạm dịch là quấy rối trực tuyến là khi ai đó sử dụng Internet để quấy rối, đe dọa hoặc uy hiếp người khác một cách có hệ thống và liên tục.
- Một số hình thức phổ biến của Cyberstalking là thông qua email, mạng xã hội hoặc qua các group chat.
Trẻ em hoặc lứa tuổi vị thành niên có khả năng cao bị trở thành nạt nhân của hành vi quấy rối trên mạng. Các con là lứa tuổi sử dụng mạng xã hội hoặc các nền tảng online trực tuyến nhiều nhất hiện nay không chỉ cho việc học tập mà còn phục vụ nhu cầu giải trí. Ngoài ra trẻ con dễ trở thành nạn nhân bởi sự ngây thơ và sự thiếu đề phòng với những người xấu.
Nếu trẻ em là nạn nhân của hành vi quấy rối trên mạng, cha mẹ có thể báo cáo lên các cơ quan liên quan vì trẻ em để nhận được sự hỗ trợ. Cha mẹ nên làm mọi cách để trẻ nói chuyện cởi mở hơn về các vấn đề mà con gặp phải như bắt nạt trực tuyến trên mạng.
Điều quan trọng là cha mẹ nên giữ bình tĩnh và có cách giải quyết thông minh. Nếu các con là nạn nhân của hành vi quấy rối trên mạng, cha mẹ nên thu thập bằng chứng về các cuộc trò chuyện và ghi lại thời gian khi con bị quấy rối. Sau khi thông tin được thu thập, hãy trình bày với cơ quan chức năng để chấm dứt hành vi đó tiếp diễn.
Để an toàn, cha mẹ cũng nên chặn kẻ phá hoại mạng trên tất cả các tài khoản mạng xã hội. Cha mẹ cũng nên thay đổi email và mật khẩu để bảo mật thông tin của mình hoặc cài đặt xác thực 2 lớp đối với mạng xã hội để bảo mật tốt hơn.
Online Impersonation – Mạo danh trực tuyến
Mạo danh trực tuyến xảy ra khi ai đó sử dụng tên hoặc hồ sơ nhân dạng trực tuyến của người khác mà không có sự đồng ý của họ với mục đích làm hại, đe dọa, lừa đảo hoặc đe dọa người đó.
Hình thức mạo danh này phổ biến dưới dạng các tài khoản mạng xã hội giả mạo hoặc các âm mưu lừa đảo. Các kế hoạch lừa đảo đã gây tổn thất cho các doanh nghiệp, tăng 65% vào năm 2017 và khiến các công ty cỡ trung phải thiệt hại trung bình là 1,6 triệu đô la.
Có thể bạn sẽ thích đọc về:
Nạn mạo danh trực tuyến xảy ra ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi hơn. Với việc sử dụng Internet hiện nay, mọi nền tảng đều yêu cầu bạn cung cấp các thông tin định danh để sử dụng nền tảng đó. Nếu như trẻ con bị lấy cắp thông tin và bị mạo danh trên mạng thì hình ảnh cá nhân có thể bị cắt ghép với nội dung đồi trụy hoặc người khác có thể bôi nhọ danh tiếng của con.
Với tính chất nghiêm trọng của vấn đề Mạo danh trực tuyến có thể bị coi là vi phạm danh tính của một người. Nếu việc này gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của người đó (và có bằng chứng), người vi phạm có thể bị truy tố trong luật hình sự.
Do đó lời khuyên cho cha mẹ để ngăn chặn việc mạo danh trực tuyến xảy ra với trẻ em chính là hãy duy trì sử dụng tính năng bảo vệ chống đánh cắp danh tính trên mọi thiết bị của trẻ con. Nếu có tài khoản mạo danh, hãy báo cáo ngay cho người kiểm duyệt mạng xã hội, biên tập viên hoặc người quản lý trang web.
Catfishing – Lừa đảo trực tuyến
Catfishing xảy ra khi ai đó trên internet tạo ra một danh tính hư cấu với mục đích bắt đầu một mối quan hệ. Trong thời đại hẹn hò trực tuyến, hình thức lừa đảo này ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Trường hợp thực tế của hình thức lừa đảo này là khi Manti Te’o, một ngôi sao bóng đá, bị Naya Tuiasosopo giả làm phụ nữ đánh lừa. Rất nhiều đơn vị truyền thông đưa tin khi cô ấy được cho là đã chết vì bệnh bạch cầu ngay giữa mùa giải. Cuối cùng, người ta xác định rằng cô bạn gái này đã được Naya Tuiasosopo dựng lên và hoàn toàn không có thật.
Tuy Catfishing không phải là bất hợp pháp. Nhưng nếu hành vi này dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như giao dịch tiền, nó có thể được tính là một hành vi tội phạm.
Trẻ con lứa tuổi teen dễ dàng bị rơi vào cái bẫy của lừa đảo trực tuyến hơn ai hết. Vì ở lứa tuổi này các con bắt đầu phát triển những suy nghĩ và tình cảm cá nhân, do đó các con có nhu cầu kết bạn và giao lưu với bạn khác giới nhiều hơn để phát triển một mối quan hệ yêu đương chẳng hạn.
Các con có thể rơi vào tình huống nguy hiểm hoặc trạng thái thất vọng, đau buồn và trầm cảm nếu phát hiện mình đã bị lừa bởi một danh tính giả.
Do đó vai trò của cha mẹ là rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em trên mạng và ngăn Catfishing xảy ra.
Có một số dấu hiệu phổ biến của Catfishing có thể giúp cha mẹ nhanh chóng nhận ra khi ai đó áp dụng hình thức lừa đảo này với con bạn:
- Đầu tiên, người đó có thể giả vờ làm người nổi tiếng như người mẫu, diễn viên,…
- Hồ sơ của họ có thể mới, không đầy đủ hoặc không nhất quán.
- Họ có thể vội vàng thúc đẩy mối quan hệ để đạt được mục tiêu của mình và né tránh gặp mặt trực tiếp.
Doxxing – Đánh cắp thông tin trực tuyến
Doxxing hay còn gọi là đánh cắp thông tin trực tuyến xảy ra khi thông tin cá nhân của ai đó được công bố trực tuyến với mục đích để người khác quấy rối và làm phiền họ. Điều này có thể bao gồm bất cứ điều gì từ địa chỉ của họ, số điện thoại đến thông tin về gia đình của họ.
Doxxing xảy ra rất nhiều trong thế giới game. Ví dụ nổi tiếng nhất là sự cố Gamergate năm 2014. Zoe Quinn, một nhà phát triển trò chơi điện tử, đã bị công khai buộc tội ngủ với một nhà báo. Người yêu cũ của cô ấy đã tiết lộ địa chỉ của cô ấy và cô ấy đã bị quấy rối cả trực tuyến và trực tiếp.
Trẻ con ngày nay rất hứng thú với game online và tham gia vào các hoạt động trên trang web game vô cùng thường xuyên. Không loại trừ trường hợp các con sẽ trở thành nạn nhân của đánh cắp thông tin trực tuyến, bởi trẻ con còn nhỏ, thiếu đề phòng, dễ sơ hở thông tin danh tính và rất dễ để nắm được điểm yếu.
Để ngăn chặn doxxing, hãy chắc chắn rằng thông tin của trẻ con là riêng tư. Hãy thử tự tra tên trên Google xem thông tin nào đã được đăng và thực hiện các bước để xóa thông tin đó. Đảm bảo rằng tất cả các cấu hình Internet của con là riêng tư và sử dụng VPN để tăng cường bảo mật. Chủ động xóa dữ liệu khỏi các trang web có nguy cơ để lộ thông tin cá nhân của các con.
Cha mẹ nên làm gì nếu con mình bị bạo lực trực tuyến?
Nếu bạn chắc chắn con em mình đang bị bạo lực trực tuyến, điều quan trọng là bạn cần phải thật bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số mẹo hữu ích cho các bậc phụ huynh làm sao để ngăn con bị bắt nạt trên mạng:
- Hãy nhìn nhận vấn đề của các con một cách nghiêm túc. Lắng nghe mọi điều con nói và đảm bảo rằng con cảm thấy an toàn khi trò chuyện với bạn. Tuyệt đối không mất bình tĩnh và la mắng hay dọa con, bởi vì điều đó sẽ khiến con trở nên xa cách cha mẹ hơn và sẽ hạn chế chia sẻ mọi vấn đề của mình với cha mẹ trong tương lai.
- Chặn kẻ bắt nạt trực tuyến trên tất cả các tài khoản mạng xã hội. Hãy chắc chắn rằng họ không thể liên hệ với tài khoản được kết nối. Đây là bước rất quan trọng để ngăn tình trạng bắt nạt trực tuyến tiếp diễn và cần phải làm trước tiên để bảo vệ các con.
- Nếu kẻ bắt nạt là người quen học cùng trường, hãy liên hệ với nhà trường để ban giám hiệu biết chuyện đang xảy ra. Nhiều trường học đã áp dụng các biện pháp chống bắt nạt.
- Tìm hiểu tất cả các quyền mà pháp luật bảo vệ cá nhân khỏi bạo lực trực tuyến. Đảm bảo thu thập tất cả các bằng chứng chứa hành vi bắt nạt trực tuyến trong trường hợp bạn cần sử dụng nó sau này tại tòa án.
- Cài đặt công cụ lọc nội dung trực tuyến: Với hàng triệu nội dung độc hại đang từng giờ, từng phút len lỏi vào mạng xã hội, trang xem phim, game online hiện nay, kể cả khi con không tò mò đi nữa, con vẫn có nguy cơ rất cao tiếp cận chúng, dẫn đến việc nghiện phim sex, chán chường việc học, hay bắt chước các hành vi nguy hiểm, điều không một cha mẹ nào muốn xảy ra!
Vì vậy, để bảo vệ con hiệu quả hơn, cha mẹ nên cân nhắc sử dụng công cụ lọc nội dung CyberPurify Kids để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet như:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
- Ngôn từ gây hấn, gây tổn thương người khác (Hate speech)
Vừa tự tin cho con khám phá kiến thức lành mạnh trên mạng nhưng vẫn vừa an tâm rằng mình không xâm phạm quyền riêng tư của con, cha mẹ tải miễn phí tại đây nhé!
Có thể bạn sẽ thích đọc về: