Nếu như cha mẹ khó khăn trong việc nuôi dạy con cái, thì con của bạn cũng phải chịu những loại khó khăn khác nhất là khi chúng trở thành thanh thiếu niên, tâm trạng thay đổi thất thường từ ngày này qua ngày khác, thích và không thích ai đó có thể thay đổi mạnh mẽ chỉ trong vài giờ. Hơn nữa, trẻ em tiếp xúc nhiều với Internet hàng ngày và bạn biết đấy, Internet có những điều vô cùng tiêu cực.

Đừng quên rằng não bộ của trẻ phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng trong giai đoạn trưởng thành này, vì vậy trẻ sẽ dễ bị tác động từ bên ngoài hơn, nhạy cảm hơn và dễ bắt chước hành động của người khác hơn.

Với tất cả những điều này đang diễn ra, điều quan trọng là phải theo dõi các dấu hiệu nghiêm trọng hơn cho thấy con bạn có thể đang có ý định tự làm hại bản thân hoặc thậm chí tự tử.

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu điều gì từ Internet có thể khiến con bạn tự tử và Phòng ngừa tự tử do Internet ở thiếu niên.

Tại sao giới trẻ lại có rủi ro tự tử cao nhất?

Theo nghiên cứu, hầu hết mọi người tin rằng khoảng 10% thanh thiếu niên tự làm hại bản thân nhưng tỷ lệ này có thể lên tới 20%. Bên cạnh đó, hầu hết những người trẻ tuổi cho biết rằng họ bắt đầu tự làm tổn thương mình vào khoảng 12 tuổi.

Tiến sĩ Jamie Zelazny, trợ lý giáo sư tại Đại học Y Pittsburgh cho rằng tự tử là nguyên nhân tử vong đứng thứ hai ở những người từ 10 đến 24 tuổi. Hơn nữa, tỷ lệ tự tử tăng gấp ba lần ở thanh thiếu niên từ 10 đến 14 tuổi, cũng như ở trẻ em gái, và tỷ lệ tự tử cao hơn đáng kể ở trẻ em người Mỹ gốc Phi dưới 13 tuổi.

Tỷ lệ tự tử gia tăng trong nhóm tuổi này trùng hợp với tỷ lệ sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng hiện nay.

teen suicide case

Trong một nghiên cứu thử nghiệm nhằm đánh giá tiềm năng của tác động của mạng xã hội, tiến sĩ Zelazny và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu của 15 thanh thiếu niên tự tử được lấy từ Bệnh viện Tâm thần Western ở Pennsylvania.

Mặc dù, 73% cho biết họ cảm thấy được hỗ trợ trên mạng xã hội qua trong khoảng thời gian khó khăn trong cuộc sống, 53% cảm thấy gắn kết tình cảm hơn và 93% cảm thấy gắn kết cuộc sống hơn với bạn bè.

Bạn có thể sẽ thích nội dung này:

Tuy nhiên, kết quả cho thấy 67% người tham gia cho biết họ cảm thấy tồi tệ hơn về cuộc sống khi sử dụng mạng xã hội. Ngoài ra, 73% cảm thấy áp lực khi đăng tải nội dung về sự xuất hiện của bản thân cho người khác xem, 60% cảm thấy bị áp lực khi phải điều chỉnh nội dung đăng tải để nhận được nhiều lượt thích và trở nên nổi tiếng hơn, còn 80% cho biết họ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội.

Làm sao để phòng ngừa tự tử do Internet ở thiếu niên?

Vấn đề: Bắt nạt trên mạng, lòng tự trọng thấp, gửi tin nhắn tình dục, v.v.

Theo nghiên cứu, hầu hết mọi người tin rằng khoảng 10% thanh thiếu niên tự làm hại bản thân nhưng tỷ lệ này có thể lên tới 20%. Bên cạnh đó, hầu hết những người trẻ tuổi cho biết rằng họ bắt đầu tự làm tổn thương mình vào khoảng 12 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ tự tử của thanh thiếu niên khá đa dạng. Con bạn có thể bắt gặp những hình ảnh cơ thể nóng bỏng và hấp dẫn trên Instagram và những xu hướng như thinspiration, việc truy cập những hình ảnh này hàng ngày sẽ khiến con bạn liên tục so sánh cơ thể mình với cơ thể người khác một cách tiêu cực.

prevent teenage suicide caused by the internet

Từ đó có lòng tự trọng trở nên cực kỳ thấp. Con bạn sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người đều đang che thân cho chúng và không kết bạn với chúng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và thậm chí là tự tử.

Một lý do khác là bắt nạt trên mạng. Có những loại bắt nạt trực tuyến, loại trừ (Exclusion) là một dạng nổi bật. Loại trừ xảy ra bất cứ khi nào ai đó bị buộc rời khỏi nhóm trò chuyện trực tuyến vì một lý do nào đó. Những người còn lại trong nhóm sau đó sẽ làm bất cứ điều gì họ có thể để chế giễu người bị loại trừ thông qua các tin nhắn, bình luận và email gây phiền nhiễu.

Hình thức bắt nạt này cũng phổ biến trong GroupMe – một ứng dụng nhắn tin nhưng chủ yếu dành cho các cuộc trò chuyện nhóm. Trong GroupMe, thêm và xóa thành viên của cuộc trò chuyện nhóm cũng trở thành một cách để bắt nạt và cô lập.

exclusion cyberbullying

Giải pháp: Tạo môi trường trò chuyện thân mật với con

Tuổi thanh thiếu niên với nhiều thay đổi bất ngờ về thể chất, nhận thức lẫn tinh thần có thể khiến con bạn trở nên quá nhạy cảm, dễ bị tác động và do đó dễ quyết định những hành vi sai lầm.  Hầu hết trẻ tự tử vì họ không còn thấy lối thoát, lí do là vì họ cô đơn và đơn độc, không ai ở bên cạnh.
Vì vậy bạn cần tạo môi trường trò chuyện lành mạnh và thân mật với con, biến nó thành thói quen mỗi ngày. Bạn cần trở thành một người, một nơi mà con bạn có thể tin tưởng chia sẻ bất cứ điều gì dù là những vấn đề nhạy cảm nhất.
Hãy tạo những cuộc trò chuyện tương tác giữa bạn và con, điều này tích cực hơn nhiều so với việc bạn đưa một bài giảng cứng nhắc và quá nghiêm túc.
How should you talk to your child about self-harm?
Một số câu hỏi đơn giản như “Hiện tại con đang cảm thấy thế nào?” hoặc là “Hãy kể cho cha/mẹ nghe về ngày hôm nay của con đi” vẫn rất có ích để xua tan cảm xúc tiêu cực cho con.
Ai cũng biết rằng tự tử là một điều tồi tệ, là một chủ đề nhạy cả. Vì đây là một chủ đề nghiêm túc nên bạn có thể dễ dàng phản ứng quá nghiêm trọng hoặc cực đoan. Vì vậy hãy nhớ rằng đừng kết thúc cuộc trò chuyện mà ở đó con bạn cảm thấy e ngại và lo sợ về những gì sau này con sẽ kể cho bạn nghe.

Vấn đề: Trẻ thường xuyên tiếp xúc với nội dung độc hại trên Internet

Một ví dụ điển hình là cái chết của Molly Russell, 14 tuổi, cô bé đã phải tiếp cận một lượng lớn các bài đăng khá khủng khiếp trên Instagram liên quan đến lo lắng, trầm cảm, tự làm hại bản thân và tự tử trước khi tự kết liễu cuộc đời mình vào tháng 11 năm 2017.

Nhiều người cho rằng thuật toán được các mạng xã hội, như trong trường hợp này là Instagram sẽ đẩy nội dung tương tự về phía người dùng dựa trên những gì người dùng đã xem trước đây.

Và khi Molly đã xem được vài tấm hình liên quan, những nội dung này tiếp tục hiển thị khiến cô bé rơi vào cái hang tối tăm chứa đầy nội dung tự làm hại bản thân, dẫn đến hành vi trầm cảm, sau đó tự tử.

Molly Russell took her own life in November 2017

Nguồn: Family/PA

Giải pháp: Để ý đến những gì con tiếp xúc trên Internet

Bạn cần giúp con tránh xa những nội dung tự làm hại bản thân này càng sớm càng tốt. Bên cạnh có những cuộc trò chuyện tích cực với con như trên, chỉ con những nội dung nào nên xem và không nên xem, bạn cũng nên để mắt đến những nội dung con tiếp xúc trên Internet.

Tuy nhiên, thay vì 24/7 theo dõi con xem gì hay liên tục nhìn vào màn hình của con hay cực đoan cấm con không dùng mạng xã hội, bạn có thể nên cân nhắc tải phần mềm lọc nội dung online để ngăn chặn nội dung không phù hợp tiếp cận với con như nội dung tự làm hại bản thân, nội dung tự tử, đảm bảo sự phát triển thể chất và tinh thần của con lành mạnh.

Bạn có thể cũng sẽ thích những nội dung này: