Theo một chuyên gia tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Y tá Tâm thần Hoa Kỳ, trải nghiệm công nghệ kỹ thuật số ở thanh thiếu niên có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của họ. Mộ số chuyên gia nhận định rằng: “Việc sử dụng mạng xã hội có thể là yếu tố quan trọng dẫn đến vấn nạn tự tử ở người trẻ”.
Bài viết sẽ giúp cha mẹ hiểu mối liên kết giữa việc sử dụng mạng xã hội và vấn nạn tự tử ở giới trẻ và đâu là những nguyên nhân gây ảnh hưởng nhất.
Tại sao giới trẻ lại có rủi ro tự tử cao nhất?
Theo nghiên cứu, hầu hết mọi người tin rằng khoảng 10% thanh thiếu niên tự làm hại bản thân nhưng tỷ lệ này có thể lên tới 20%. Bên cạnh đó, hầu hết những người trẻ tuổi cho biết rằng họ bắt đầu tự làm tổn thương mình vào khoảng 12 tuổi.
Tiến sĩ Jamie Zelazny, trợ lý giáo sư tại Đại học Y Pittsburgh cho rằng tự tử là nguyên nhân tử vong đứng thứ hai ở những người từ 10 đến 24 tuổi. Hơn nữa, tỷ lệ tự tử tăng gấp ba lần ở thanh thiếu niên từ 10 đến 14 tuổi, cũng như ở trẻ em gái, và tỷ lệ tự tử cao hơn đáng kể ở trẻ em người Mỹ gốc Phi dưới 13 tuổi. Tỷ lệ tự tử gia tăng trong nhóm tuổi này trùng hợp với tỷ lệ sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng hiện nay.
Tiến sĩ Zelazny nói rằng “Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy rằng khoảng thời gian mà trẻ em bắt đầu có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần là 2 giờ”. Điều này có nghĩa là khi con bạn sử dụng mạng xã hội hơn 2 giờ một ngày, con bạn có nhiều khả năng đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần như đau khổ và tự tử.
Trong một nghiên cứu thử nghiệm nhằm đánh giá tiềm năng của tác động của mạng xã hội, tiến sĩ Zelazny và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu của 15 thanh thiếu niên tự tử được lấy từ Bệnh viện Tâm thần Western ở Pennsylvania.
Mặc dù, 73% cho biết họ cảm thấy được hỗ trợ trên mạng xã hội qua trong khoảng thời gian khó khăn trong cuộc sống, 53% cảm thấy gắn kết tình cảm hơn và 93% cảm thấy gắn kết cuộc sống hơn với bạn bè.
Tuy nhiên, kết quả cho thấy 67% người tham gia cho biết họ cảm thấy tồi tệ hơn về cuộc sống khi sử dụng mạng xã hội. Ngoài ra, 73% cảm thấy áp lực khi đăng tải nội dung về sự xuất hiện của bản thân cho người khác xem, 60% cảm thấy bị áp lực khi phải điều chỉnh nội dung đăng tải để nhận được nhiều lượt thích và trở nên nổi tiếng hơn, còn 80% cho biết họ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội.
Sử dụng mạng xã hội và vấn nạn tự tử ở giới trẻ – Mạng xã hội tác động đến hành vi tự tử của con bạn thế nào?
Tuy nhiên, bài viết sẽ tập trung vào 3 nguyên nhân phổ biến và nghiêm trọng nhất: Tiếp cận với nội dung tự tử, tự làm hại bản thân, bắt nạt trên mạng và so sánh bản thân mình với người khác, khiến trẻ trở nên tự ti.
Bạn nên đọc thử bài viết này:
—
Tiếp cận với nội dung tự tử, tự làm hại bản thân
Một ví dụ điển hình là cái chết của Molly Russell, 14 tuổi, cô bé đã phải tiếp cận một lượng lớn các bài đăng khá khủng khiếp trên Instagram liên quan đến lo lắng, trầm cảm, tự làm hại bản thân và tự tử trước khi tự kết liễu cuộc đời mình vào tháng 11 năm 2017.
Sau cái chết của Molly, gia đình cô đã tìm thấy hàng ngàn những bài đăng với hình ảnh và video về việc tự tử và tự làm hại bản thân trên tài khoản Instagram của cô. Nhân viên điều tra còn cho rằng một số nội dung mà Molly xem thực sự rất tiêu cực.
Nguồn: Gia đình Molly Russell
Nhiều người cho rằng thuật toán được các mạng xã hội, như trong trường hợp này là Instagram sẽ đẩy nội dung tương tự về phía người dùng dựa trên những gì người dùng đã xem trước đây. Và khi Molly đã xem được vài tấm hình liên quan, những nội dung này tiếp tục hiển thị khiến cô bé rơi vào cái hang tối tăm chứa đầy nội dung tự làm hại bản thân, dẫn đến hành vi trầm cảm, sau đó tự tử.
Đừng quên rằng não con bạn phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng trong giai đoạn trưởng thành này, vì vậy con bạn sẽ dễ bị tác động với những tác nhân bên ngoài hơn, nhạy cảm hơn và dễ bắt chước hơn. Một trong số những tấm hình tự tử cực đoan mà Molly thấy là một tấm ảnh với nhân vật hoạt hình nói rằng “Ai mà lại không yêu một cô bé tự tử chứ?”.
Vì vậy mà bạn cần giúp con tránh xa những nội dung tự làm hại bản thân này càng sớm càng tốt. Thay vì 24/7 theo dõi con xem gì hay liên tục nhìn vào màn hình của con hay cực đoan cấm con không dùng mạng xã hội, bạn nên tải phần mềm lọc nội dung online để ngăn chặn nội dung không phù hợp tiếp cận với con, đảm bảo sự phát triển thể chất và tinh thần của con lành mạnh.
Tự ti về cơ thể của bản thân
Những bộ lọc và công cụ chỉnh sửa ảnh có thể thay đổi diện mạo của một người, điều này có thể tạo ra mong muốn về sự hoàn hảo không thể đạt được. Nó làm suy giảm sự tự tin của con và khiến con bạn bị ám ảnh bởi hình ảnh cơ thể hoàn hảo và tự ti về cơ thể mình.
Không phải lúc nào con bạn cũng có thể nhận ra rằng không phải mọi thứ họ thấy trên Instagram đều là thật.
Mặc dù các hành vi không lành mạnh hoàn toàn có thể xảy ra trên hầu hết mọi trang mạng xã hội, nhưng đặc biệt những người trên Tumblr đôi khi lại tán dương những hành vi không lành mạnh chẳng hạn như tự tử và nhịn ăn. Một số thanh thiếu niên còn mô tả việc tự làm hại bản thân và chia sẻ chứng rối loạn ăn uống dưới góc độ tích cực.
Lấy ví dụ như thinspiration, những hình ảnh cho thấy cơ thể gầy nhom, lộ xương quai xanh, thân hình thon gọn, v.v khiến rất nhiều thanh thiếu niên nhịn ăn để có được cơ thể như thế.
Với những hình ảnh cơ thể nóng bỏng trên Instagram và các trào lưu như thinspriration, việc tiếp cận với những hình ảnh này mỗi ngày sẽ dần khiến con bạn không ngừng so sánh cơ thể mình với cơ thể người khác, từ đó rất tự ti về cơ thể bản thân, con sẽ cho rằng mọi người đều chê con và không kết bạn với con. Tình trạng này lâu dài sẽ dẫn đến lo âu, trầm cảm và thậm chí tự tử.
Bắt nạt trực tuyến (Cyberbullying)
Khi bắt nạt trực tuyến xảy ra , con bạn sẽ có thể cảm thấy như thể con đang bị tấn công ở khắp mọi nơi, ngay cả trong nhà cùng với cha mẹ. Con bạn tin rằng sẽ không còn lối thoát nào nữa và tâm lý này sẽ kéo dài một thời gian dài và ảnh hưởng đến con như về mặt thể chất, con sẽ thấy mệt mỏi, mất ngủ, đau bụng, đau đầu, hãy để ý đến những dấu hiệu con bị bắt nạt trên mạng.
Nhưng nghiêm trọng hơn là khía cạnh tinh thần. Con cảm thấy khó chịu, thậm chí tức giận, mất hứng thú với những điều con yêu thích và luôn có cảm giác bị người khác cười nhạo hoặc quấy rối. Sự chịu đựng dai dẳng này sẽ dẫn đến việc con tự kết liễu mạng sống của mình.
Ví dụ như GroupMe. Vì GroupMe đẩy mạnh về group chat, các trẻ khác có thể tạo thành bè phái và chọn một thành viên làm đối tượng (không loại trừ khả năng thành viên này là con bạn) để miệt thị, chọc ghẹo, khiến con cảm thấy bị tẩy chay hoặc bị tấn công.
Ảnh chụp màn hình có thể được chụp và đăng trên các trang xã hội khác, làm tăng thêm cảm giác bị cô lập và gây hấn. Nếu như con bạn trong giây phút bốc đồng có gửi ảnh nhạy cảm, bên cạnh tính năng không cho phép xoá tin nhắn của GroupMe, con bạn rất có khả năng bị bôi nhọ, trêu ghẹo về cơ thể qua các mạng xã hội khác.
Có thể bạn cũng sẽ thích nội dung này: