Như cha mẹ, là một thanh thiếu niên cũng có những khó khăn riêng của mình khi tâm trạng thay đổi hàng ngày, việc thích và không thích một người nào đó có thể thay đổi một cách chóng mặt. Với tất cả những điều này đang diễn ra, điều quan trọng là bạn cần để ý những dấu hiệu nghiêm trọng hơn cho thấy con mình có thể đang có ý định tự làm hại bản thân trước khi quá muộn vì các hành vi này có rủi ro cao dẫn đến tự tử.

Bên cạnh một số lý do liên quan đến vấn đề tinh thần, việc số lượng trẻ tự làm hại bản thân ngày càng cao hiện nay do trẻ đã bị tiếp cận với quá nhiều nội dung độc hại trên mạng xã hội, bài viết sẽ giúp bạn hiểu tự làm hại bản thân là gì, tại sao trẻ lại tự làm hại bản thân, dấu hiệu nhận biết tự làm hại bản thân ở con bạn và cách bảo vệ con.

Hành vi tự làm hại bản thân là gì?

Tự làm hại bản thân là bất kỳ hành vi nào mà con bạn làm mà gây ra tổn hại cho bản thân, thường là một cách để giúp đối phó với những suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc khó khăn hoặc đau khổ. Thường trẻ sẽ tự rạch tay mình hoặc sử dụng chất kích thích liều cao nhưng chưa đủ để gây chết người. Tuy nhiên, hành vi tự làm hại bản thân cũng có thể là bất kỳ hành vi nào gây ra thương tích – bất kể là hành vi nhẹ hay nặng.

Tại sao giới trẻ thường tự làm hại bản thân?

Tự làm hại bản thân thường bắt đầu như một cách để giảm bớt áp lực tích tụ từ những suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc phiền muộn. Điều này có thể giúp giảm bớt đi tạm thời nỗi đau tinh thần mà đứa trẻ đang cảm thấy. Việc rạch tay giải phóng endorphin, mang lại tác dụng làm dịu nhanh chóng và khi kết hợp với serotonin, một chất cải thiện tâm trạng, trải nghiệm này là một trong những “cứu trợ” tạm thời chỉ có thể giải toả tạm thời nhưng vấn đề gốc rễ vẫn còn đó.

teen cutting and self harm

Nguồn: therapysrq.com

Ngay sau đó, cảm giác tội lỗi và xấu hổ có thể xuất hiện và trẻ sẽ tiếp tục tự làm hại bản thân để bớt đi cảm xúc tiêu cực. Từ đây chu kỳ tiếp tục tuần hoàn.

Một số yếu tố khác tác động đến hành vi tự làm hại bản thân như:

Yếu tố chủ quan:

  • Bị bắt nạt
  • Khó khăn trong mối quan hệ cha mẹ và bạn bè, cảm thấy bị từ chối
  • Mất người thân
  • Đã bị lạm dụng trước đó
  • Lòng tự trọng thấp

Yếu tố khách quan:

  • Hoàn cảnh gia đình bất lợi
  • Các mối quan hệ rối loạn chức năng và bạo lực gia đình
  • Thường xuyên bị phạt
  • Kết hợp với những thay đổi về thể chất / cảm xúc của tuổi vị thành niên

Tại sao giới trẻ lại có rủi ro tự làm hại bản thân cao nhất?

Thật sự không có chuyện bất kì thanh niên có vấn đề chuyên biệt nào đó mới tự hại mình. Tự làm hại bản thân là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, hầu hết mọi người tin rằng khoảng 10% thanh thiếu niên tự làm hại bản thân nhưng tỷ lệ này có thể lên tới 20%. Bên cạnh đó, hầu hết những người trẻ tuổi cho biết rằng họ bắt đầu tự làm tổn thương mình vào khoảng 12 tuổi.

Mặc dù đúng là bất cứ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc tự làm hại bản thân, nhưng một số người có nhiều khả năng tự làm hại bản thân hơn những người khác vì những trải nghiệm mà họ đã phải trải qua trong cuộc sống của họ – như nơi họ sống, mối quan hệ với bạn bè, gia đình hoặc ở trường học, hoặc sự kết hợp của tất cả những thứ này.

Teen cutting and Self harm

Một số yếu tố có thể khiến trẻ tự làm hại bản thân hoặc tự tử:

  • Bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Điều này có thể bao gồm trầm cảm, lo lắng, rối loạn đa nhân cách và rối loạn ăn uống.
  • Là những đứa trẻ không được cha mẹ chăm sóc, hoặc thường xuyên bị cha mẹ la mắng, đánh đập.
  • Tiếp cận với nội dung độc hại trên Internet

Một ví dụ điển hình là cái chết của Molly Russell, 14 tuổi, cô bé đã phải tiếp cận một lượng lớn các bài đăng khá khủng khiếp trên Instagram liên quan đến lo lắng, trầm cảm, tự làm hại bản thân và tự tử trước khi tự kết liễu cuộc đời mình vào tháng 11 năm 2017.

Nhiều người cho rằng thuật toán được các mạng xã hội, như trong trường hợp này là Instagram sẽ đẩy nội dung tương tự về phía người dùng dựa trên những gì người dùng đã xem trước đây. Và khi Molly đã xem được vài tấm hình liên quan, những nội dung này tiếp tục hiển thị khiến cô bé rơi vào cái hang tối tăm chứa đầy nội dung tự làm hại bản thân, dẫn đến hành vi trầm cảm, sau đó tự tử.

Molly Russell took her own life in November 2017

Nguồn: Family/PA

Vì vậy mà bạn cần giúp con tránh xa những nội dung tự làm hại bản thân này càng sớm càng tốt. Thay vì 24/7 theo dõi con xem gì hay liên tục nhìn vào màn hình của con hay cực đoan cấm con không dùng mạng xã hội, bạn nên tải phần mềm lọc nội dung online để ngăn chặn nội dung không phù hợp tiếp cận với con, đảm bảo sự phát triển thể chất và tinh thần của con lành mạnh.

Làm sao để nhận biết sớm con bạn tự làm hại bản thân?

Con đã, đang và sẽ có rủi ro cao tự làm hại bản thân nếu con có những dấu hiệu sau:

  • Rút lui hoặc cách ly khỏi cuộc sống hàng ngày.
  • Thay đổi tâm trạng, thói quen ăn/ngủ.
  • Tự ti, thường xuyên tự trách bản thân về bất kỳ vấn đề nào hoặc nói rằng họ không đủ tốt. Hay nói về việc tự làm hại hoặc tự tử
  • Thể hiện hành vi chấp nhận rủi ro cao như lạm dụng ma túy hoặc rượu.
  • Thể hiện cảm giác thất bại, vô dụng hoặc mất hy vọng.
  • Các vết cắt, vết bầm tím hoặc dấu vết không rõ nguyên nhân.

Why do people self-harm

Nên trò chuyện với con như thế nào về việc tự làm hại bản thân?

Hãy dành nhiều thời gian trò chuyện với con mỗi khi con tan trường, việc kể chuyện sẽ giúp con giải toả những cảm xúc tiêu cực hiệu quả hơn. Tạm gạt bỏ những yếu tố gây xao nhãng như máy tính và điện thoại, bạn nên tập trung toàn bộ sự chú ý của mình để lắng nghe con và cho họ biết bạn luôn ở bên cạnh hỗ trợ.

Nếu như bạn nghi ngờ con mình tự làm hại bản thân, đừng phản ứng sốc hoặc kinh hãi, cũng đừng ép con nói về những gì con đã làm trên cơ thể, hãy thừa nhận rằng có thể khó khăn cho con khi cởi mở về hành vi tự làm hại bản thân và khuyến khích con nói về cảm giác tiêu cực của mình và những gì con đang trải qua.

How should you talk to your child about self-harm?

Bạn không tránh đưa ra tối hậu thư; ví dụ như “dừng lại” vì những điều này hiếm khi có kết quả tốt và có thể thúc đẩy các hành vi tự làm hại bản thân ngầm. Hơn nữa, điều này có thể ngăn con nói chuyện với bạn và bạn có thể không có cơ hội thảo luận lại chủ đề này. Hãy tích cực và cho con biết rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn và đảm bảo với con rằng bạn luôn ở bên con bất cứ lúc nào.

Nguồn tham khảo:

Reference:

  1. Brain, K.L., Haines, J. & Williams, C.L. (1998). The psychophysiology of self-mutilation: Evidence of tension reduction. Archives of Suicide Research.4 (3),
  2. Moran P et al (2012) The natural history of self-harm from adolescence to young adulthood: a population-based cohort study. The Lancet, 379 236-43.
  3. Whitlock J (2012) Self-injurious behaviour in adolescents. PLoS Medicine, vol 7, Issue 5
  4. Fox, C. & Hawton, K. (2004). Deliberate self-harm in adolescence. London: Jessica Kingsley Publishers.
  5. Nitkowski, D. & Petermann, F. (2011). Non-suicidal self-injury and comorbid metnal disorders: a review. Fortschr Neural Psychiatr, 79 (1), 9-20.
  6. Paul, T., Schroeter, K., Dahme, B. & Nutzinger, D.O. (2002). Self-Injurious Behaviour in Women with Eating Disorders. American Journal of Psychiatry, 159 (3), 409-411.
  7. The truth about self-harm
  8. Suicide and self-harm: vulnerable children and young people

Có thể bạn cũng sẽ thích những nội dung này: