Phụ huynh không thể cấm con sử dụng Internet, nhưng cũng không thể để con tự do lên mạng và nhìn con bị tổn thương tinh thần bởi những nội dung độc hại ngoài kia.

Bảo vệ con trên mạng vốn dĩ đã khó, nhưng bảo vệ thế nào để hiệu quả và hợp lý thì lại khó và quan trọng hơn gấp trăm lần. 

Bên dưới là 5 quy tắc vàng để bảo vệ con trước tác hại của Internet. Hiện CyberPurify đã cập nhật phần 2, cha mẹ có thể đọc tiếp tại đây.

Bảo vệ con trên mạng – 5 quy tắc vàng dành cho cha mẹ (Phần 1)

Trước hết, hãy cố gắng cân bằng giữa bảo vệ và giám sát con

Ranh giới giữa bảo vệ và xâm phạm quyền riêng tư của con rất mỏng manh và để giải toả sự lo sợ của mình, nhiều cha mẹ đã phải trả cái giá rất đắt.

  • Kiểm soát con quá mức sẽ hủy hoại mối quan hệ giữa con và cha mẹ

Để bảo vệ con trên mạng, nhiều phụ huynh “đi đường tắt” bằng cách liên tục kiểm tra laptop, điện thoại, iPad của con, cố gắng xem tin nhắn/cuộc gọi của con, theo dõi từng hoạt động của con trên Internet, v.v. tức là không tôn trọng quyền riêng tư của trẻ, và hậu quả không dừng lại ở đó.

Bảo vệ con trước tác hại của Internet
Phụ huynh xâm phạm quyền riêng tư của con

Hãy nghĩ xem con sẽ cảm thấy thế nào? Bất ngờ, thất vọng và tức giận, một số trẻ thậm chí căm ghét chính cha mẹ mình.

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ tin rằng sử dụng phần mềm để giám sát từng hoạt động của con là cách duy nhất để bảo vệ con trên mạng. Tuy nhiên, trẻ em ngày nay hiểu và nắm bắt công nghệ rất nhanh, vì vậy mà không sớm thì muộn, trẻ cũng sẽ phát hiện ra những ứng dụng theo dõi được cài trong thiết bị của mình.

Chỉ một vài từ khoá tìm kiếm trên mạng hoặc qua bạn bè, diễn đàn, hội nhóm, trẻ dễ dàng tìm ra cách né tránh hoặc đối phó với các ứng dụng này như lập tài khoản Facebook, Instagram bí mật khác, để điện thoại bị theo dõi trong trường học khi cúp tiết, v.v.

Bảo vệ con trên mạng
Cha mẹ theo dõi mọi hành vi của con

Mong muốn kiểm soát của cha mẹ có thể chưa liên quan đến việc giữ an toàn cho con trước tác hại của Internet, mà trên thực tế, mong muốn này lại liên quan nhiều hơn đến khát khao giải toả sự tò mò và lo lắng của cha mẹ.

  • Kiểm soát con quá mức sẽ khiến con càng trở nên bí mật

Khi trẻ cảm thấy mình không thể tin tưởng cha mẹ nữa, con sẽ càng ít chia sẻ, ít trò chuyện và ngày càng trở nên bí mật hơn.

Theo nghiên cứu về việc liệu cha mẹ có tôn trọng quyền riêng tư của trẻ với các học sinh trung học ở Hà Lan, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng sau một năm, những trẻ có cha mẹ kiểm soát nghiêm ngặt có nhiều hành động lén lút hơn, và cha mẹ những đứa trẻ này cũng biết rất ít về cuộc sống, bạn bè của con so với cha mẹ khác.

Cha mẹ thất bại trong việc bảo vệ con trên mạng
Con trở nên bí mật hơn khi bị kiểm soát quá đà

Lứa tuổi dậy thì với những biến chuyển về tâm sinh lý, trẻ dễ ra quyết định dựa vào cảm tính và bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, chính thời gian này trẻ cần cha mẹ nhất để chia sẻ, trò chuyện, vì vậy khi trẻ trở nên bí mật, trẻ lại càng có rủi ro cao bị ảnh hưởng bởi những tác hại của Internet hơn.

Như vậy, can thiệp quá sâu vào riêng tư để bảo vệ con trên mạng trên thực tế có thể phản tác dụng.

Có thể bạn sẽ thích đọc về:

  4 cách thiết lập kiểm soát phụ huynh cho Twitter hiệu quả nhưng không quá kiểm soát con bạn

  6 cách lọc nội dung độc hại trên Twitter và Instagram cho con bạn

Liên tục giáo dục con về những tác hại của Internet

Không có công cụ nào có thể chặn lọc chính xác 100%. Và công nghệ không phải là cách duy nhất để bảo vệ con trên mạng, điều quan trọng là cha mẹ cần liên tục trò chuyện với con về những tác hại của Internet, và khuyến khích con hành động có trách nhiệm.

Trò chuyện vừa là nền tảng, vừa là chất xúc tác xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái. Trò chuyện cũng được xem là một trong những cách tốt nhất để con tự nhận thức và chủ động tránh xa những tác hại của Internet.

Cha mẹ bảo vệ con trên mạng
Trò chuyện là cách hiệu quả để bảo vệ con trước tác hại của Internet

Bảo vệ con trên mạng bao gồm chia sẻ, trò chuyện thường xuyên với con về những vấn nạn, hành vi nguy hiểm trên mạng như:

Cho đến việc hướng dẫn con trở thành công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, bởi các kỹ năng ứng xử trên thế giới ảo cũng không kém phần quan trọng như ở thế giới thực, khi trẻ phải phụ thuộc nhiều vào Internet để học tập, vui chơi và kết bạn:

Hãy xem đây là cuộc trò chuyện thân mật, cởi mở và có sự tương tác giữa trẻ và cha mẹ, chứ không phải là những buổi giáo huấn khô khan. Đừng quên cho con hiểu rằng con có thể tin tưởng cha mẹ và chia sẻ với cha mẹ bất kì vấn đề nào trên mạng, kể cả những vấn đề nhạy cảm nhất.

Bảo vệ con trên mạng
Cởi mở với con về những vấn đề trên mạng

Trò chuyện là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Hãy tạo một môi trường trò chuyện thân thiện và cởi mở để con có thể chia sẻ bất kỳ điều gì với cha mẹ mà không sợ bị la mắng hay phán xét, chẳng hạn như con thấy một hình ảnh người lớn khoả thân trên mạng, hay một người lạ cố gắng gửi ảnh nhạy cảm cho con, hay một người bạn gửi đường link chứa nội dung khiến con không thoải mái.

Một lưu ý quan trọng khi bảo vệ trẻ em trên không gian mạngđừng xem nhẹ bất kỳ điều gì con chia sẻ, đặc biệt là khi con thể hiện sự sợ hãi, bất an hay lo lắng.

Lắng nghe con một cách nghiêm túctrò chuyện cởi mở là một cách bảo vệ con trên mạng hiệu quả. Cha mẹ cần khuyến khích con đặt câu hỏi và bày tỏ cảm xúc của mình, nếu như không biết câu trả lời, hãy thừa nhận, hứa sẽ tìm hiểu và giải đáp con sau.

CyberPurify mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bậc cha mẹ bảo vệ con trên mạng hợp lý hơn!

Có thể bạn sẽ thích đọc về:

  3 cách chặn web đen trên Windows 10 hiệu quả nhất cho phụ huynh

  3 hiểm hoạ của TikTok mà phụ huynh thường bỏ qua

  TOP 3 lý do giải thích tại sao TikTok cực kì dễ gây nghiện cho trẻ em