Thế giới kỹ thuật số luôn thay đổi, các bậc cha mẹ đôi khi cảm thấy rất khó để cập nhật và theo kịp các ứng dụng mới và các mạng xã hội phổ biến với thanh thiếu niên. Thật không may là rất nhiều thanh thiếu niên đang lạm dụng điều này và trở nên tự do và phóng khoáng quá mức khi sử dụng mạng xã hội.

Vì vậy cha mẹ cần liên tục cập nhật kiến thức của bản thân và hướng dẫn con cách sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lý, điều này cũng hoàn toàn cần thiết đối với những trẻ chưa đủ 13 tuổi để sử dụng mạng xã hội, giúp con bạn có ý thức tốt hơn, sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm hơn sau này.

Bài viết bên dưới sẽ phân tích 10 quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mà cha mẹ cần biết để trò chuyện và giáo dục con hiệu quả về những điều nên và không nên làm khi trực tuyến, đảm bảo con vui chơi và kết bạn lành mạnh ở thế giới ảo đầy rẫy những cạm bẫy này.

10 quy tắc ứng xử trên mạng xã hội con cần biết

Ứng xử với người khác như cách con muốn được đối xử

Nhắc nhở con trò chuyện, tương tác với người khác trên thế giới ảo như cách con sẽ trò chuyện và đối xử trực tiếp với họ. Trẻ em luôn cần được nhắc nhở rằng trước mặt con không phải là một màn hình laptop hay điện thoại mà là một người hoặc nhiều người ngồi đối diện nhận tin nhắn của con.

Vì vậy mà trước khi ấn chọn nút gửi, hãy nghĩ xem con sẽ thấy thế nào khi người đó nhận được tin nhắn mình đang gửi? Nếu câu trả lời là tiêu cực thì con không nên gửi nó.

Dấu chân kỹ thuật số

Đây là dấu vết của những thứ con để lại khi hoạt động trực tuyến. Tất cả mọi thứ con đăng đều công khai dù con có xóa bài đăng hay không, một khi con đã bình luận, đăng tải bất kỳ thứ gì, nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trên Internet và có thể truy nguồn được. Nếu con bạn đã đăng tải bài đăng đó, nó có thể bị theo dõi.

cách ứng xử thông minh trên mạng xã hội

Sexting

Với sự tò mò, mong muốn được người khác khen cơ thể của mình và chứng tỏ mình với bạn bè, cũng như sự phát triển camera của các điện thoại thông minh, tình trạng sexting – gửi, nhận và truyền bá tin nhắn, hình ảnh khiêu dâm rất cao và ngày càng trẻ hoá ở các tuổi vị thành niên.

Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng hơn trong giai đoạn COVID-19 khi trẻ thường xuyên phải ở nhà, bị thôi thúc làm điều gì đó mới mẻ và thú vị hơn. Hậu quả là nhiều trẻ trở nên rối loạn lo âu, trầm cảm, v.v khi hình ảnh của mình bị kẻ xấu truyền đi khắp nhóm, diễn đàn chat.

Hãy cho con bạn biết rằng bất kỳ hình ảnh khỏa thân nào của bất kỳ ai dưới 18 tuổi đều có thể được định nghĩa là khiêu dâm trẻ em. Hiện các kẻ tấn công tình dục ngày càng đặt mục tiêu là các bé nhỏ tuổi hơn, có khi là trẻ sơ sinh và bằng chứng là rất nhiều bé gái tuổi vị thành niên cho rằng họ phải trải qua ít nhất một anh chàng gửi một bức ảnh khoả thân/ bán khoả thân không phù hợp cho họ.

nguy hiểm của việc sexting trên mạng xã hội

Vì vậy để đảm bảo môi trường mạng của con bạn được an toàn và lành mạnh hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để ẩn đi 15 loại nội dung độc hại trên Internet, bao gồm:

  • Nội dung khiêu dâm
  • Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma quỷ, bạo lực, giết người, khủng bố, v.v
  • Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, cần sa, ma tuý,v.v
  • Nội dung mang yếu tố gây hấn, tổn thương người khác như Hate speech

Điều đặc biệt là tiện ích mở rộng này hoàn toàn miễn phí, giúp hạn chế tối đa việc con bạn tiếp cận với nội dung độc hại, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh cho con nhưng không xâm hại quyền riêng tư của con.

Để ý đến hình thức tin nhắn

Đừng sử dụng tất cả chữ hoa khi con đang gửi tin nhắn hoặc đăng nội dung gì đó vì chữ hoa được xem là một hình thức “la hét” trên Internet và sẽ khiến người đối diện khó chịu và không thoải mái. Bên cạnh đó, cũng đừng nên lạm dụng dấu chấm than.

Mặc dù dấu chấm than có thể thể hiện cảm giác của con bạn, hãy thử sử dụng các từ ngữ phù hợp để miêu tả rõ quan điểm của con hơn.

Không đăng bất kì thứ gì khi con đang tức giận

Rất nhiều trẻ thường “xả” mọi âu lo buồn phiền của mình lên mạng xã hội, và đây không bao giờ là một ý kiến sáng suốt. Việc gửi tin nhắn, đăng trạng thái để giải toả tâm trạng nóng giận có thể khiến con thoả mãn hơn hiện tại nhưng con sẽ phải cảm thấy hối hận trong tương lai.

Nếu con quá nóng nảy và không thể chống lại sự cám dỗ muốn nói và thể hiện với ai đó thì hãy nhấn nút nguồn để tắt mọi thiết bị đi. Sau đó bình tĩnh và lấy lại tinh thần.

Có thể bạn cũng sẽ thích bài viết này:

  Công nghệ ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội của con như thế nào?

  Con bạn nghiện chụp ảnh tự sướng?

Lời nói làm tổn thương người khác gấp 1000 lần

Đôi khi mọi thứ xảy ra trực tuyến sẽ thô bạo và khắc nghiệt hơn so với việc giao tiếp trực tiếp. Một trong những lý do là vì ta dựa vào giao tiếp phi ngôn ngữ để giúp bản thân diễn giải các cuộc trò chuyện, vì vậy khi tương tác trên không gian mạng, việc thiếu các tín hiệu xã hội đặc thù sẽ khiến con bạn gặp khó khăn trong việc hiểu được cảm giác của người khác khi chúng ta gặp mặt trực tiếp.

Trừ khi con bạn đang sử dụng ứng dụng trò chuyện video, hầu hết các trang web không cho phép con xem phản ứng của người đối diện với những gì con đang nói. Vì vậy, một số từ hoặc dấu câu nhất định có thể ngụ ý điều gì đó khác với khi chúng được nói trực tiếp.

Việc lỡ lời xúc phạm hoặc gây tổn thương cho người khác là tình trạng rất thường xuyên xảy ra trên mạng xã hội, được xem là bắt nạt trực tuyến. Hãy dặn con thường xuyên đọc đi đọc lại những tin nhắn, bình luận, mô tả, trạng thái mà con sắp gửi đi hoặc đăng tải, vì những gì con chuẩn bị công khai rất có thể khiến một người bạn nào đó bị tác động tiêu cực, có khi tự tử.

bắt nạt trực tuyến trên mạng xã hội

Chất lượng quan trọng hơn số lượng

Khi ở lứa tuổi mới lớn đặc biệt là tuổi dậy thì, con thường phụ thuộc vào mối quan hệ với bạn bè hơn là cha mẹ, vì vậy để nhận nhiều lượt theo dõi hay lượt tương tác, đa số trẻ sẽ có xu hướng chia sẻ quá thường xuyên về cuộc sống của mình từ bữa ăn, đi uống cà phê, đến quan niệm cuộc sống, v.v.

Một khi chia sẻ càng nhiều, con sẽ dễ bị lộ những thông tin bảo mật và riêng tư, từ đó thông tin nhạy cảm có thể bị lưu lại và sử dụng bởi những kẻ ghét con để hại danh tiếng của con sau này.

Hãy dạy cho con rằng khi mọi người càng ít thấy con trên thế giới ảo đó, con càng khiến họ phải suy nghĩ và chú ý theo dõi con.

Cẩn thận với thông tin cá nhân

Không cung cấp thông tin cá nhân và bí mật, hình ảnh/video riêng tư trực tuyến. Cũng như không bao giờ chia sẻ tên đầy đủ, địa chỉ nhà, số điện thoại, mật khẩu, tên trường học, tên của các thành viên trong gia đình hoặc số thẻ tín dụng.

Lúc này, con đang tạo điều kiện cho kẻ xấu lấy cắp thông tin và kẻ quấy rối tình dục theo dõi cuộc sống riêng tư của con.

đánh cắp thông tin trên mạng xã hội

Đừng tin người – kẻ xấu ở khắp mọi nơi

Một trong những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cơ bản nhất: Không nói chuyện với người lạ. Đừng vào phòng trò chuyện đặc biệt là ở những ứng dụng nhắn tin bí mật và tiết lộ những điều riêng tư về bản thân.

Con bạn có thể cảm thấy rằng con bạn biết người này, nhưng anh ta/cô ta hoàn toàn có thể là một kẻ giả mạo để khiến con trở thành nạn nhân của chúng.

Chẳng hạn như một người đàn ông 33 tuổi ở Plymouth đã giả dạng là một cậu bé 15 tuổi để dụ dỗ các bé gái 12 và 13 tuổi gửi ảnh khoả thân cho ông ta. Kẻ xấu đặc biệt là kẻ tấn công tình dục đang ngày càng hướng đến đối tượng trẻ tuổi từ 13-17 tuổi để giả vờ xây dựng mối quan hệ tình cảm và dụ dỗ các bé đặc biệt là bé gái gửi ảnh khoả thân/ bán khoả thân cho mình.

tấn công tình dục - khiêu dâm trẻ em

Nguồn: bbc.com

Con đáng giá hơn nhiều “một lượt thích” đó

Hãy cho con bạn hiểu và biết rõ giá trị của bản thân mình. Con bạn phải đứng vững và tự hào về bản thân, chấp nhận những khuyết điểm của mình và không nên dựa vào cuộc sống ảo ngoài kia để có suy nghĩ tiêu cực về bản thân vì sự hiện diện online chỉ là một phần “mở rộng” của con bạn mà thôi.

Cho con biết rằng những con người thành công, quyền lực nhất trên thế giới không có tài khoản mạng xã hội hoặc không tự mình điều khiển tài khoản của họ. Vì vậy mà thay vì chú trọng từng lượt thích, lượt theo dõi trên thế giới ảo đó, con nên tập trung cải thiện mình tốt đẹp và thành công hơn mỗi ngày.

Có thể bạn cũng sẽ thích những nội dung này:

  7 dấu hiệu cho thấy con bạn có đang chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội

  4 tác hại của Instagram khiến con bạn trở nên tiêu cực hơn

  Phụ huynh cần chú ý 4 tác hại của Tumblr có thể gây hại cho thanh thiếu niên sau!